Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Khi tiên phong chắc chắn phải gặp rủi ro

Khi tiên phong chắc chắn phải gặp rủi ro, do là người đi trước. Trong khi đó, hầu như các ngành, doanh nghiệp khá ngại rủi ro. Sau khi thấy chúng tôi đầu tư và thành công họ mới bắt đầu cùng tham gia.


Ví như ngành nhựa, bao bì, trước đây, Việt Nam chỉ sản xuất bao bì cho nước suối thôi. Chúng tôi không thể thuyết phục được những công ty bao bì đi cùng, vì đầu tư rất lớn. Khi họ không đầu tư bài bản thì chúng tôi không yên tâm về chất lượng. Do đó, chúng tôi buộc phải tổ chức công ty bao bì để phục vụ mục đích cuối cùng là làm ra sản phẩm chất lượng theo yêu cầu riêng cho người tiêu dùng. Hiện chúng tôi đã làm ra chai từ những hạt nhựa, hoàn toàn tự động, vô trùng tuyệt đối.


Vậy vì đâu công ty quyết định đi lên tự động hóa và chọn những đối tác công nghệ hàng đầu thế giới về đóng chai, bao bì?

- Tôi nghĩ để đi được thẳng một lần đến cái hiện đại như vậy với một doanh nghiệp là không thể, nhưng chúng tôi hướng tới làm sao tốt nhất ở một thời điểm và liên tục cải tiến. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi của Tân Hiệp Phát.

Có thể nói, giá trị cốt lõi này có được là dựa vào người sáng lập. Ba tôi, ông Trần Quí Thanh, xuất thân là kỹ sư cơ khí nên ông luôn mong muốn ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Phải sản xuất được hàng loạt, lúc đó giá thành mới rẻ được.

Đó là lý do khiến người tiêu dùng có thể thấy được các sản phẩm của Tân Hiệp Phát là sản phẩm tốt nhưng giá thành cũng chỉ từ 7.000-10.000 đồng. Chúng tôi mong đợi khi công ty đưa được công nghệ ở mức độ cao hơn, những công ty khác cũng nâng cấp chất lượng của họ thì toàn ngành nước giải khát sẽ phát triển.

- Ông chủ hãng cơ khí khi làm việc với những ông Tây toàn cầu có gặp phải những thất bại hay bài học lớn nào không?

- Làm việc với các công ty nước ngoài, chúng tôi có vô số bài học về đàm phán, tính toán chi phí. Tôi có chia sẻ một phần trong cuốn sách vừa xuất bản bởi Forbesbook với tên gọi “Competing with Giants”.

Tôi nhớ lúc đàm phán về một dàn máy vô trùng, chúng tôi phải thương lượng hợp đồng đến 37 lần. Trong đó, có nhiều điều khoản kỹ thuật, có thể gọi là “tiểu xảo” trong quá trình đàm phán, bởi nếu như người đàm phán tốt thì sẽ giảm được rất nhiều chi phí phát sinh trong tương lai.

Mua máy móc không chỉ là mua một chiếc máy kèm theo lắp ráp. Trong quá trình vận hành máy còn vô số những chi phí phát sinh như bảo trì, bảo dưỡng. Nếu chỉ đàm phán mua máy, ở thời điểm mua, có thể là rẻ và có lợi cho ngân sách công ty nhưng chẳng may máy không vận hành trơn tru hay những chi phí bảo trì khi vận hành sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp rất nhiều tiền. Và những điều khoản về bảo trì, sửa chữa hay vận hành cần phải đưa vào hợp đồng khi đàm phán.