Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Giá heo hơi hôm nay (1/8): Đang chở tín hiệu từ thị trường Trung Quốc

Giá heo hơi (lợn) những ngày gần đây đang có dấu hiệu ổn định ở mức giá dưới 4 triệu đồng một tạ. Tuy nhiên giá heo con cũng xuống chỉ còn một nửa so với thời điểm giá heo đạt đỉnh 4,7 triệu một tạ.
Giá heo hơi tại một số khu vực trong ngày hôm nay (1/8)
Giá heo hơi (lợn) những ngày gần đây đang có dấu hiệu ổn định


Cập nhật giá heo hơi tại một số khu vực trong ngày hôm nay (1/8).

Giá heo hơi hôm nay (1/8) ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước giảm nhẹ so với ngày hôm qua. Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt biên giới khiến cho lượng lợn hơi xuất quan gần như không có.
Giá heo hơi tại một số khu vực trong ngày hôm nay (1/8)
Giá heo hơi tại một số khu vực trong ngày hôm nay (1/8)


Giá lợn hơi tại Trung quốc đang có xu hướng tăng nhưng không đột biến và có sự phân hóa.

Mưa kéo dài trong vài ngày qua tại các tỉnh phía Bắc khiến cho giá lợn hơi tăng cao, như ở Tân Cương giá lợn hơi đạt 49.600 đồng/kg. Các tỉnh phía Nam giáp với nước ta thì ít có biến động về giá. Giá lợn hơi ngày hôm qua (31/7) tại một số tỉnh gần Việt Nam: Quảng Tây (45.500 đồng/kg), Vân Nam (45.900 đồng/kg), Quảng Đông (46.200 đồng/kg), Tứ Xuyên (44.000 đồng/kg), Trùng Khánh (45.300 đồng/kg).

Nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc khá yếu và đường biên vẫn đóng khiến cho việc trông chờ vào thị trường nước này trong ngắn hạn không mấy khả quan.
Bảng giá heo hơi tham khảo tại một số địa phương trong cả nước

Nguồn: vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
2.“giải cứu heo” cùa các DN lớn khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
3,Nghịch lý khi giá heo hơi giảm nhưng heo giống vẫn tăng


Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Giá heo hơi hôm nay 31/7: tín hiệu khả quan, cơ hội tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 31/7 có tín hiệu khả quan do giá thịt lợn đang tăng nhanh, các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn quy mô lớn tái đàn nhưng số lượng hạn chế, còn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì ít hoặc không tái đàn.
Giá heo hơi hôm nay 31/7: tín hiệu khả quan, cơ hội tái đàn
Giá heo hơi hôm nay 31/7: tín hiệu khả quan, cơ hội tái đàn

Giá heo (lợn) những ngày gần đây, có dấu hiệu tăng trở lại tuy nhiên người chăn nuôi vẫn thận trọng trong việc đầu tư tái đàn đó là khuyế cáo của bộ NN&PTNT.
Trong báo cáo thống kê của bộ NN&PTNT về kết quả thực hiện kế hoạch tháng 7/2017. Theo bộ giá lợn tăng mạnh ngoài yếu tố Trung Quốc nhập hàng trở lại, còn là do trong giai đoạn vừa qua, số lợn đến kỳ xuất chuồng được bán đồng loạt một lúc nên lứa lợn kế tiếp chưa kịp lớn.
Ví dụ như tại Đồng Nai, trong tháng giá lợn hơi tăng từ 22.000 đ/kg lên 42.000 đ/kg vào. Tại Vĩnh Long, Bạc Liêu, giá lợn hơi đã tăng 16.000 – 18.000 đ/kg so với hồi đầu tháng, với mức giá hiện tại là 38.000 – 41.000 đ/kg.
Tại các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, giá lợn hơi sau khi tăng khoảng 18.000 đ/kg, đã có lúc tăng lên mức hơn 40.000 đ/kg, mặc dù cũng có thời điểm giảm xuống mức 30.000-35.000 đ/kg.
Bên cạnh đó giá lợn hậu bị và lợn con giống tăng cao. Tại Đồng Nai, lợn hậu bị do công ty cung cấp cũng đã tăng từ 5,5 triệu đ/con, lên hơn 7 triệu đ/con. Tại Bến Tre, lợn con (trọng lượng 15-20kg), hiện đang có mức giá là 1 - 1,2 triệu đ/con. Giá lợn tăng cũng đã đẩy giá thu mua gia cầm tại một số tỉnh phía Nam cũng đã nhích 2.000 – 4.000 đ/kg so với đầu tháng và hiện ở mức giá là 23.000 – 25.000 đ/kg; gà lông màu là 24.000 – 26.500 đ/kg.
hiện tại hầu như chỉ các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn còn tái đàn tuy nhiên số lượng rất hạn chế, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không tái đàn hoặc nếu có thì số lượng rất ít. Ước tính tổng số lợn cả nước tháng 7 giảm 3,3% so với cùng kỳ 2016.

Xem thêm:
1.Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
2.“giải cứu heo” cùa các DN lớn khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
3,Nghịch lý khi giá heo hơi giảm nhưng heo giống vẫn tăng

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Giá lợn hơi đang rơi tự do.Tại sao lại như vậy?

Sau khi bất ngờ tăng mạnh (từ khoảng 25.000 đồng lên đến 45.000 đồng/kg) vào đầu tháng 7/2017, trong vòng một tuần nay, giá lợn hơi lại bắt đầu “rơi tự do” khiến nhiều người nuôi chưa kịp mừng đã vội lo...
Giá heo hơi đang rơi tự do.Tại sao lại như vậy?
Giá heo hơi lên rồi xuống chỉ trong tháng 7

Cũng như tình trạng chung của cả nước, người chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay. Trước đó, giá lợn hơi “rớt” mạnh, chỉ ở mức 20 – 25 nghìn đồng/kg khiến nhiều hộ nuôi phải chịu lỗ nặng, thậm chí phá bỏ chuồng trại. Đến đầu tháng 7/2017, giá lợn hơi bất ngờ tăng gấp đôi.
Những tưởng đây là tín hiệu vui với người chăn nuôi thì gần 1 tuần nay, giá thịt lợn lại bất ngờ “quay đầu” giảm. Không ít hộ nuôi sau thời gian dài chịu thua lỗ đã quyết định “găm hàng” để gỡ gạc, thậm chí có những thương lái ráo riết mua với số lượng lớn để chờ tăng giá kiếm lời. Vậy nhưng, giá lợn lại bất ngờ giảm, có nơi đã giảm đến 10 bước giá, còn 35 nghìn đồng/kg.
Ông Trần Hữu Đường (xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) – chủ một trang trại chăn nuôi lợn cho biết: “Giá lợn hơi hiện tại quá thất thường. Sau khi tăng mạnh, người nuôi chúng tôi dự đoán giá lợn sẽ tiếp tục tăng, nhưng thời gian gần đây lại bất ngờ giảm. Thực tế, khi giá lợn hơi lên đến 45 nghìn đồng/kg, nhiều người chưa kịp tiêu thụ. Riêng nhà tôi vẫn còn hơn 60 con lợn chưa kịp bán”.
Tương tự, chủ trang trại chăn nuôi Trần Trọng Bình (xã Sơn Kim 1, Hương Sơn) chia sẻ: “Gia đình hiện vẫn nuôi 30 con lợn, tuy nhiên, giá cả lên xuống thất thường khiến người nuôi trong vùng hoang mang, lo lắng. Nếu ở mức giá hiện tại, bằng cách nuôi tiết kiệm như tự nhân giống, sử dụng thức ăn vườn nhà, cám gạo thì người nuôi vẫn có lãi. Tuy nhiên, nếu giá tiếp tục “rơi” như những ngày qua thì người chăn nuôi lại tiếp tục lỗ”.
Trao đổi về vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Trần Hùng cho biết, giá lợn hơi sau khi tăng đã giảm nhanh trong thời gian ngắn (1 tuần), còn khoảng 35-37 nghìn đồng/kg. Qua theo dõi, thời gian khoảng đầu tháng 7, lợn thịt tiêu thụ được sang thị trường Trung Quốc nên các thương lái thu mua nhiều, do đó, ngày càng đẩy giá lợn lên cao.Tuy nhiên, do xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch nên không ổn định, dẫn đến giá cả thất thường.
Thêm một nguyên nhân nữa khiến giá lợn giảm mạnh thời gian trước là do “khủng hoảng thừa”. Nay, sau khi số lượng lợn quá lứa được tiêu thụ, người dân tự giảm đàn thì dự báo giá lợn sẽ tăng nhẹ và có thể bắt đầu ổn định từ tháng 9/2017.

Theo vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
2.“giải cứu heo” cùa các DN lớn khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
3,Nghịch lý khi giá heo hơi giảm nhưng heo giống vẫn tăng

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Giá heo hơi tăng là vì đâu?

Hiện tại hầu như chỉ các trang trại, gia trại chăn nuôi heo có quy mô lớn tái đàn nhưng số lượng rất hạn chế, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không tái đàn hoặc nếu có thì số lượng rất ít. Ước tính tổng số heo cả nước tháng 7 giảm 3,3% so với cùng kỳ 2016.
Giá heo hơi tăng là vì đâu?
Giá heo hơi tăng là vì đâu?

Giá heo hơi tăng vì đâu?

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 7/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (NN&PTNT) chỉ ra rằng, giá heo trong thời gian qua tăng mạnh, ngoài yếu tố Trung Quốc nhập hàng trở lại, còn do số heo đến kỳ xuất chuồng được bán đồng loạt một lúc nên lứa lợn kế tiếp chưa kịp lớn.
Cụ thể, tại Đồng Nai, trong tháng 7, giá heo hơi tăng từ 22.000 đ/kg lên 42.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, Bạc Liêu, giá heo hơi đã tăng 16.000 – 18.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng, với mức giá hiện tại là 38.000 – 41.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, giá lợn hơi sau khi tăng khoảng 18.000 đồng/kg, đã có lúc tăng lên mức hơn 40.000 đ/kg, mặc dù cũng có thời điểm giảm xuống mức 30.000-35.000 đồng/kg.
Đồng thời, giá lợn hậu bị và lợn con giống cũng tăng cao. Tại Đồng Nai, lợn hậu bị do công ty cung cấp cũng đã tăng từ 5,5 triệu đồng/con, lên hơn 7 triệu đồng/con. Tại Bến Tre, lợn con (trọng lượng 15-20kg), hiện đang có mức giá là 1 - 1,2 triệu đồng/con.
Giá lợn tăng cũng đã đẩy giá thu mua gia cầm tại một số tỉnh phía Nam cũng đã nhích 2.000 – 4.000 đồng/kg so với đầu tháng và hiện ở mức giá là 23.000 – 25.000 đồng/kg.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, chăn nuôi lợn trong tháng qua có tín hiệu khả quan do giá thịt lợn đang tăng nhanh. Mặc dù vậy, trong những ngày gần đây, người chăn nuôi vẫn thận trọng trong việc đầu tư tái đàn.
Hiện tại, hầu như chỉ các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn tái đàn nhưng số lượng rất hạn chế, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không tái đàn hoặc nếu có thì số lượng rất ít. Ước tính tổng số lợn cả nước tháng 7 giảm 3,3% so với cùng kỳ 2016.

Tổng số lợn cả nước tháng 7 giảm 3,3% so với cùng kỳ 2016

Tình hình xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 7 tháng đầu năm khả quan

Theo báo cáo của bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7 ước đạt 3,11 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 20,45 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong số đó, so với cùng kỳ năm 2016, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,89 tỷ USD, tăng 18%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,31 tỷ USD, tăng 17,5%, giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,41 tỷ USD, tăng 10,8%.
Nhiều loại nông sản như cà phê, điều, rau quả vẫn duy trì sự tăng trưởng xuất khẩu khá tốt nhờ giá tăng cao.
Cụ thể, xuất khẩu cà phê tháng 7 ước đạt 106.000 tấn với giá trị đạt 242 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê ướt đạt 937.000 tấn với 2,12 tỷ USD, giảm 16,4% về khối lượng nhưng tăng 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Tương tự, mặt hàng điều cũng tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Khối lượng hạt điều xuất khẩu 7 tháng ước đạt 186.000 tấn với 1,83 tỷ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 24,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 7 đạt 360 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 7 tháng ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu lúa gạo tiếp tục tăng trưởng, ghi nhận mức tăng 15,7% về khối lượng và tăng 13,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng qua ước đạt 3,3 triệu tấn và 1,5 tỷ USD.

Theo: vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
2.“giải cứu heo” cùa các DN lớn khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
3,Nghịch lý khi giá heo hơi giảm nhưng heo giống vẫn tăng

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Giá heo hơi hôm nay 26/7 tăng nhẹ

Sau một tuần dậy giống với giá heo hơi liên tục giảm thì những ngày nay giá heo bắt đầu ổn định lại và con số cao nhất tình tới thời điểm này không quá 40.000 đ trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Cùng điểm qua tình hình giá heo hơi tại một số vùng trên cả nước ngày 26/7  
Giá heo hơi hôm nay 26/7 tăng nhẹ
Nguồn cung ít khiến giá heo hơi tăng nhẹ trong hôm nay

Nguồn cung trong dân còn rất ít nên giá heo hơi hôm nay tại các trại dân tiếp tục phục hồi, với mức tăng khá nhẹ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Số lượng heo xuất sang Trung Quốc ở phía Bắc cũng không nhiều như hơn hai tuần trước vì nước này thắt chặt một số cửa khẩu.
Hôm nay, công ty CP báo giá thu mua heo thịt 3 máu là 37.500 đồng/kg (heo trên 115kg) và 39.500 đồng/kg (dưới 115kg).
Giá heo hơi tăng nhẹ ngày hôm nay

 Theo: báo vietnambiz.vn

Xem thêm:

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Giá heo hơi giảm mạnh ông lớn Dabaco lỗ 33 tỷ

Giá heo hơi giảm không chỉ ảnh hưởng đến nganh chăn nuôi nói chung mà những ông lớn như Dabaco cũng bị ảnh hưởng khá nhiều cụ thể theo thống kê quý 2 công ty đã lỗ gần 33 tỷ đồng
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Dabaco đạt 2.549 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 28% kế hoạch năm. Công ty đặt mục tiêu lãi 320 tỷ đồng năm 2017 tuy nhiên lũy kế 6 tháng đầu năm Dabaco đã lỗ 20 tỷ đồng. 
Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017.
Quý II, Dabaco ghi nhận 1.073 tỷ đồng doanh thu, giảm 33% cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp của Dabaco giảm từ 12% cùng kỳ xuống còn 5,5% cùng các chi phí gia tăng làm lãi sau thuế của Tập đoàn âm 33 tỷ đồng trong khi quý II/2016 lãi 199 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân thu lỗ Dabaco cho biết quý II/2017 là thời gian khó khăn nhất của ngành chăn nuôi nói chung và Công ty nói riêng. Sự sụt giảm về giá bán thức ăn chăn nuôi và giá bán lợn hơi (thời điểm thấp nhất giá lợn chỉ còn 19.000 đồng/kg) dẫn đến kết quả kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi gia công giảm 78 tỷ đồng cùng kỳ.
Giá heo hơi giảm mạnh ông lớn Dabaco lỗ 33 tỷ
Báo cáo tài chính của cty về tình hình giá heo hơi

Hoạt động sản xuất con giống lợn và gà cũng ảnh hưởng từ khó khăn của ngành. Do giá bán lợn hơi xuống quá thấp, người chăn nuôi không dám tiếp tục tái đàn làm ảnh hưởng giá bán và sức tiêu thụ con giống nên lợi nhuận mảng này giảm 38 tỷ đồng cùng kỳ.
Hơn nữa quý II, Công ty mẹ không có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận gần 119 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Dabaco đạt 2.549 tỷ đồng doanh thu, chỉ thực hiện được 28% kế hoạch năm. Công ty đặt mục tiêu lãi 320 tỷ đồng năm 2017 tuy nhiên lũy kế 6 tháng đầu năm Dabaco đã lỗ 20 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính, Dabaco có gần 2.429 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 25% so với đầu năm và chiếm 65% tài sản ngắn hạn.
Tập đoàn có khoảng 516 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, 65 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.
Cuối kỳ, tổng nợ phải trả của Dabaco là 4,375 tỷ đồng, chiếm 66% tổng tài sản và tăng 37% so với đầu năm. Trong đó, khoản vay nợ ngắn hạn tăng 709 tỷ đồng lên 2.468 tỷ đồng, nợ vay dài hạn tăng 179 tỷ đồng lên 734 tỷ đồng.

Nguồn: vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
2.“giải cứu heo” cùa các DN lớn khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
3,Nghịch lý khi giá heo hơi giảm nhưng heo giống vẫn tăng

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Nghịch lý khi giá heo hơi giảm nhưng heo giống vẫn tăng

Giá heo hơi tăng chóng mặt trong một thời gian ngắn, rồi lại bất ngờ giảm xuống khá nhiều, trong khi giá heo giống vẫn lặng lẽ tăng. Nguyên nhân do đâu...
giá heo hơi đang dao động từ 37.000 - 39.000 đ/kg
giá heo hơi đang dao động từ 35.000 - 39.000 đ/kg
 
Theo thông tin từ một số chủ trang trại heo ở Đồng Nai (tỉnh có đàn heo lớn nhất cả nước), đến ngày 23/7, giá heo hơi đang dao động từ 37.000 - 39.000 đ/kg. Như vậy, sau khi tăng lên tới 42.000 - 45.000 đồng/kg vào ngày 17/7, giá heo hơi đã quay đầu giảm xuống khá nhiều.
Lý giải về điều này, TS Kiều Minh Lực (Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam), cho rằng, có nguyên nhân từ tâm lý của người chăn nuôi. Khi giá heo có dấu hiệu tăng liên tục, nhiều người chăn nuôi đã giữ heo lại để chờ giá cao hơn nữa mới bán. Điều này đã dẫn tới việc nguồn cung trên thị trường bị giảm nhiều, xảy ra tình trạng khan hiếm heo hơi ở một số thời điểm, khiến cho giá heo hơi liên tục bị đẩy lên.
Tuy nhiên, do tăng quá nhanh, nên khi tăng lên đến một mức nào đó, giá heo hơi không thể tăng thêm nữa. Lúc này nhiều hộ mới ồ ạt bán ra, khiến cho giá heo hơi giảm xuống. Mà khi giá bắt đầu giảm, người ta lại càng đua nhau bán ra nhiều hơn, góp phần đẩy giá xuống tiếp. Đó là nguyên nhân quan trọng khiến giá heo hơi chỉ sau mấy ngày tăng nóng đã lại xuống dưới 40.000 đồng/kg. Nhưng với giá heo hơi đang có dấu hiệu chững lại quanh mức 37.000 - 39.000 đồng/kg, thì là hợp lý so với cung cầu hiện nay. Vì khi ổn định ở mức giá này, giá heo hơi nếu có tăng lên trong thời gian tới, cũng sẽ tăng từ từ, chứ không tăng liên tục một cách quá nhanh chóng, rất bất thường như vừa rồi.
Theo TS Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, giá heo hơi ngày 22/7 ở huyện Củ Chi (TP.HCM) cũng chỉ còn 37.000 đ/kg. Trước đó mấy ngày, giá heo hơi khi lên cao nhất ở Đông Nam Bộ là 40.000 - 42.000 đ/kg. Đây là mức giá mà nhiều người chăn nuôi đã bán được. Những người bán được heo hơi với giá trên 42.000 đồng/kg là rất ít. Còn bán được giá tới 45.000 - 47.000 đồng/kg thì càng hiếm hoi.
TS Lã Văn Kính cho rằng, sau 8 tháng trời giá heo liên tục giảm xuống và đứng ở mức quá thấp, thì việc tăng giá trở lại trong những ngày qua là bình thường. Với giá heo hơi hiện tại, mới chỉ một số DN chăn nuôi có lãi. Còn với người chăn nuôi nhỏ, lợi nhuận có được nhờ bán heo vào thời điểm này vẫn chưa thấm vào đâu so với khoản thua lỗ lớn trong đợt khủng hoảng tiêu thụ heo hơi kéo dài vừa qua.
Về giá heo giống, hiện nay đã tăng lên mức trên 1 triệu đồng/con, TS Lã Văn Kính cho rằng, không có gì phải lo ngại. Bởi trước đây, khi tình hình chăn nuôi và tiêu thụ heo đang bình thường, giá heo giống ở nhiều thời điểm đã lên mức khoảng 2 triệu đồng/con hoặc hơn. Như vậy, giá heo giống hiện nay vẫn đang còn thấp hơn nhiều so với giá heo giống ở thời điểm chăn nuôi bình thường.
Và có một thực tế là giá heo giống tuy đã tăng lên trên 1 triệu đồng/con, nhưng các DN, HTX, trang trại... cung cấp heo giống, heo hậu bị vẫn chưa bán ra được mấy. Chẳng hạn, trong những ngày qua, 1 HTX chăn nuôi ở huyện Củ Chi đang bán ra heo hậu bị, nhưng hầu như chưa có người mua. Nguyên nhân là do người chăn nuôi vẫn đang rất thận trọng trong chuyện tái đàn.
TS Lã Văn Kính cho hay, trong đợt khủng hoảng tiêu thụ heo vừa qua, khoảng 40% trong số những trang trại heo ở Đồng Nai có tổng đàn nái từ 500 con trở lên, đã phải tạm ngừng nuôi. Đến thời điểm này, dù giá heo hơi đã ở mức có lãi, các trang trại đó vẫn đang rất thận trọng, chưa dám nuôi trở lại. Thậm chí, nhiều người chăn nuôi heo vẫn đang tính chuyển sang nghề khác, không gắn bó với con heo nữa.

Theo: vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.Giá heo hơi tăng. Người nuôi heo ơi! hãy bình tĩnh
2.Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
3.Hàng nghìn tấn thịt heo Việt Nam xuất khẩu sang Trung, Hàn

 

 



Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Cà phê xuất khẩu qua Ấn Độ gặp khó

Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ có thể giảm 15 - 20% trong năm 2017 do các doanh nghiệp xuất khẩu không đủ các đơn hàng cho các tháng tiếp theo. 
Cà phê xuất khẩu qua Ấn Độ gặp khó

Theo số liệu xuất khẩu của Ủy ban Cà phê Ấn Độ, từ ngày 1/1 đến 17/7, tổng lượng cà phê xuất khẩu của Ấn Độ đạt 216.926 tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. “Mức giảm sẽ lớn hơn trong các tháng tiếp theo”, ông Ramesh Rajah, Chủ tịch hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ cho biết.
“Những tháng cuối năm 2016, chúng tôi có rất ít đơn hàng trong khi có dự báo người trồng cà phê giảm 30% diện tích trồng. Nhưng đến cuối năm, diện tích trồng chỉ giảm 10%. Bất kỳ đơn hàng chúng tôi có đều được giao hết. Bây giờ rất khó để tìm khách hàng bởi họ đã mua ở nơi khác rồi”, ông Rajah nói.
Theo ước tính của Ủy ban Cà phê Ấn Độ, tổng sản lượng cà phê của niên vụ 2016 – 2017 khoảng 316.700 tấn, trong đó gồm 220.500 tấn robusta và 96.200 tấn arabica.
Giá cà phê robusta kỳ hạn trên toàn cầu đã tăng lên trên 2.200 USD/tấn vào tháng 1, nhưng giảm đến 200 USD/tấn vào các tháng sau đó. Hiện tại, giá cà phê loại này đã tăng lên mức 2.126 USD/tấn. “Khách mua giảm trong khi người trồng cà phê đòi giá cao hơn. Mặc dù hiện nay giá đã tăng nhưng việc bán hàng lại không mấy trôi chảy”, ông MP Deviah, Giám đốc công ty xuất khẩu cà phê Allansons cho biết.
Các công ty xuất khẩu cà phê đang đặt hy vọng vào vụ tới, nguồn cung sẽ lại giảm do hạn hán ở các vùng trồng cà phê ở bang Karnataka và Kerala. Trong khi đó người trồng cà phê đã chặt bỏ diện tích lớn cà phê arabica vào năm ngoái. Họ chủ yếu giữ lại robusta, loại chiếm 70% sản lượng cà phê của Ấn Độ. Do vậy, sản lượng cà phê vụ tới sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
“Nước ngầm không đủ và gió mùa Tây Nam yếu. Dù cà phê ra hoa đều nhưng giai đoạn đầu quả sẽ bị ảnh hưởng nhiều do mưa ít. Do vậy, theo tính toán của chúng tôi thì sản lượng có thể giảm đến 30%”, ông MM Chengappa, Chủ tịch hội nông dân bang Karnataka cho biết.
Vùng chuyên canh cà phê Wayanad của bang Kerala bị hạn nặng nhất. Ông Prashant Rajesh, Thư ký hiệp hội người trồng cà phê ở Wayanad cho biết: “Mưa không đều và nắng nóng đã làm bùng phát bệnh nấm ở cây cà phê. Theo tình hình hiện tại thì sản lượng vụ tới giảm khoảng 15%”.

nguồn: vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.giá cà phê robusta Indonesia lần đầu tiên giảm giá
2.Cà phê nguy cơ thiều nguồn cung từ colombia

Giá heo hơi tăng. Người nuôi heo ơi! hãy bình tĩnh.

Những ngảy qua giá heo hơi liên tục tăng giá đó chính là tính hiệu tích cực cho ngành chăn nuôi nói chung và người nuôi heo nói riêng nhưng chính vì giá heo tăng đột biến như thế nhu cầu tái đàn là không thể tránh khỏi và điều đó có phải chăng lại khiến chăn nuôi heo lại quay vòng với thời kỳ khủng hoảng nếu heo lại dư thừa.
 

Giá thịt lợn tăng, tín hiệu mừng cho ngành chăn nuôi

Những ngày qua, giá lợn hơi tại các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Bắc Kạn, Cao bằng,... đều giữ nguyên mức dao động từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng/kg. Tại các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng,... mức giá dao động từ 43.000 đồng đến 45.000 đồng/kg. Cùng với đó, giá lợn thịt tại các chợ ở Hà Nội cũng đã bắt đầu tăng mạnh.
Tại chợ Giáp Bát (quận Hoàng Mai) chị Nguyễn Thị Lan, chủ một cửa hàng thị lợn cho biết, chỉ vài tuần trước, hầu hết các loại thịt chị bán dao động từ 60.000 – 65.000 đồng/kg tùy loại. Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu tuần này, giá thịt lợn đã lên tới 80.000 – 85.000 đồng/kg, mức giá này tương đương với năm ngoái và chị Lan nhận định, giá thịt lợn sẽ còn được đẩy cao hơn trong thời gian tới.
“Hiện giờ, mua lợn hơi bắt đầu khó khăn rồi, vì bên Trung Quốc họ thu mua nhiều và người chăn nuôi bắt đầu bán buôn cho các thương lái. Các lò mổ cũng hạn chế và không còn mổ nhiều như trước nữa. Có thể, chỉ cuối tuần này thôi, thịt lợn sẽ chạm ngưỡng 100.000 đồng/kg”, chị Lan cho biết.
Tại chợ Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội), giá thịt lợn đang có chiều tăng mạnh kể từ sau khi cơn bão số 2 gây mưa lớn tại thủ đô Hà Nội. Theo chị Phạm Thu Trà, một người bán thịt lợn tại đây thì nếu cách đây hơn 1 tuần, giá thịt lợn còn dao động quanh mức 70.000 - 80.000 đồng/kg, thì ngay sau khi bão số 2 gây mưa lớn ở Hà Nội, giá thịt đã tăng lên 95.000 – 110.000 đồng/kg tùy loại.
“Nguyên nhân giá thịt tăng do mưa bão chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nguyên nhân chính ở chỗ, thịt lợn giờ đã được Trung Quốc thu mua nên người chăn nuôi không còn lo ngại lợn ế ẩm như trước nữa. Giá lợn hơi cũng tăng cao, nếu khoảng hơn 1 tháng trước, giá lợn hơi chỉ quanh mức 20.000 đồng/kg thì hiện tại đã tăng gấp đôi lên hơn 40.000 đồng/kg”, chị Trà nói.
Không tăng mạnh như ngoài chợ, tại siêu thị Fivimart giá thịt lợn tăng nhẹ. Thịt ba chỉ 89.000 đồng/kg, nạc vai 90.000 đồng/kg, thịt mông 85.000 đồng/kg, nạc thăn 92.000 đồng/kg, sườn ngon 104.000 đồng/kg, sườn cục 56.000 đồng/kg. Tại một số siêu thị khác như Big C, Coop Mart… giá thịt lợn cũng tăng nhẹ ở mức từ 100.000 – 120.000 đồng/kg tùy loại.
Theo bà Nguyễn Thị Mai Thanh (Bạch Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội) thì giá thịt ở siêu thị tăng không đáng kể so với ngoài chợ. Bởi nhiều siêu thị, dù trước đó khi thịt lợn ngoài chợ xuống mức rất thấp chỉ khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg thì tại các siêu thị này vẫn giữ mức 80.000 – 100.000/kg. Vậy nên, thời điểm này giá thịt ngoài chợ tăng gấp đôi lên mức 80.000 – 100.000đồng/kg thì trong siêu thị chỉ “nhích” lên rất nhẹ.
Mặc dù giá thịt lợn đang trong đà tăng mạnh, nhưng nhiều nông dân cho biết họ vẫn không có lãi. Bởi trước đó, nhiều người đã phải “bán thốc bán tháo” hàng tấn thịt với giá chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Đến thời điểm này, khi giá lợn đang phục hồi thì không còn nhiều lợn để bán. Nhiều người nông dân lại bắt đầu tái đàn để nhằm gỡ vốn vì tính ra, họ vẫn đang rất lỗ.

Đừng để người chăn nuôi trải qua thêm một 'cuộc bể dâu'

Theo TS.Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế thì người chăn nuôi vừa trải qua một cuộc bể dâu. Vậy nên, giá thịt lợn tăng những ngày qua sẽ dẫn đến nhu cầu tái đàn
Dù giá thịt lợn đang tăng dần và đây một tín hiệu mừng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại rằng, khi người chăn nuôi thấy giá lợn tăng lại ồ ạt tái đàn và sau đó dẫn đến việc nguồn cung vượt cầu và thêm một lần nữa, chiến dịch “giải cứu lợn’ lại diễn ra.
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ (TS) Nguyễn Minh Phong cho rằng, giá thịt lợn tăng trở lại không nằm ngoài dự báo của các chuyên gia cũng như của nhiều người quan tâm. Bởi theo nguyên tắc thị trường khi lượng cung gần cạn và cầu vẫn giữ nguyên hoặc tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên. Đây chính là một trong những nguyên tắc “cung - cầu” của thị trường.
Theo TS. Phong, lý do giá thịt lợn tăng trở lại gắn liền với việc Trung Quốc đã mở cửa thị trường thu mua trở lại và các cơ quan chức năng nhà nước đang cố gắng thương lượng để có được những hợp đồng xuất khẩu chính ngạch. Theo đó, tất cả những điều này tạo cho cơ hội thị trường được khai mở và tạo cho giá thịt lợn được quay trở lại.
“Thế nhưng, ngay cả mức tăng giá hiện nay cũng chưa thực sự đáp ứng được quyền lợi của người chăn nuôi. Bởi vì theo những tính toán của người chăn nuôi thì mức giá hiện nay nó chỉ không lỗ chứ chưa phải là lãi”, TS. Phong nói.
Do đó, theo TS. Phong việc tăng giá này, trước hết chúng ta ghi nhận là một tín hiệu đáng mừng cho nền sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng nhất là ngành chăn nuôi lợn. Nhờ vào việc giá thịt lợn đang phục hồi này cho thấy chúng ta có thể tin tưởng hơn vào kì vọng thị trường thời gian tới. Tuy nhiên, với bài học vừa qua, việc lên kế hoạch, lập quy hoạch và xác định một chỗi liên kết đặc biệt khẳng định một đầu ra chắc chắn, ổn định là nhân tố khá quan trọng để duy trì đà tăng trưởng, vưỡng chắc của giá thịt lợn.
“Chúng ta cần tránh trường hợp người chăn nuôi lại phải giải cứu ngay sau đó. Đây là vấn đề quan trọng nhất, then chốt nhất. Muốn để không tái diễn điều này, cần phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa về mọi mặt chẳng hạn như khâu đột phá về năng lực ghiết mổ và chế biến thực phẩm trong đó có chế biến thịt lợn để tạo ra một thị trường đầu ra, cũng như tăng giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi lợn”, TS. Phong nhấn mạnh.
Ngoài ra TS. Phong cũng lưu ý, khi người nông dân thấy giá thịt lợn lên nếu không có những nhắc nhở, cảnh báo, dự báo và đặc biệt người nông dân tiếp tục tự phát, bột phát chăn nuôi không có dự tính, định mức thì nguy cơ tái đàn cũng có thể trở lại và nó sẽ tạo ra một sự chênh lệch giữa “cung - cầu”. Khi đó, thịt lợn lại tiếp tục rơi vào bức tranh mất cân bằng như vùa rồi và cả xã hội lại lao vào cuộc chiến “giải cứu thịt lợn”. Rõ ràng đây là bài học cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và cần thực hiện một cách có bài bản.
Theo TS. Phong, để làm được những điều trên thì vai trò của Nhà nước và cơ quan chức năng rất quan trọng. Cùng với đó, việc quản lý đảm bảo chất lượng thịt lợn cũng như đáp ứng được nhu cầu cân bằng xuất khẩu, tiêu chuẩn của người dân về chất lượng là rất cần thiết. Bởi hiện nay, có một nghịch lý là thịt lợn thì nhiều nhưng người dân vẫn ít mua vì nó gắn liền với chất lượng thực phẩm. Người dân có nhu cầu sử dụng, thậm chí nhu cầu rất cao về sử dụng thực phẩm sạch. Tuy nhiên, nghịch lý thịt lợn đang ế, đang thừa lại không phải là thịt lợn người dân mong muốn. Thế nên cũng cần lấy chất lượng đặt lên hàng đầu để giải bài toán này sao cho hợp lý.

Nguồn: vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
2.“giải cứu heo” cùa các DN lớn khiến nhiều người đặt dấu hỏi.

Cà phê nguy cơ thiều nguồn cung từ colombia

Mưa lớn và giá thấp là nguyên nhân khiến Colombia phải trì hoãn vụ thu hoạch cà phê hiện tại, dấy lên nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trầm trọng trong niên vụ tới. Liệu rằng trong thời gian tới giá cà phê tây nguyên có khởi sắc trở lại.
Cà phê nguy cơ thiều nguồn cung từ colombia
Cà phê nguy cơ thiều nguồn cung từ colombia

Mưa lớn kéo dài kèm theo xu hướng giảm giá trên cả thị trường khiến việc thu hoạch vụ cà phê cũng như hoạt động thương mại cà phê của Colombia bị trì trệ, Bloomberg trích nhận định của Tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia Cofco cho biết. Hiện tại Colombia, nước sản xuất cà phê arabica lớn thứ hai thế giới, đang vào giữa vụ cà phê phụ (vụ mitaca, bắt đầu từ tháng 4) và sẽ bắt đầu thu hoạch vụ chính từ tháng 10.
Theo ông Joseph Reiner, Trưởng phòng thương mại cà phê của Cofco, mưa lớn khiến quá trình trưởng thành của cây cà phê chậm lại, hoa sẽ nhỏ hơn và rụng nhiều hơn. Theo đó, cả sản lượng và chất lượng cà phê của Colombia trong vụ chính dự báo đều sẽ giảm.
“Công tác thu hoạch bị trì hoãn vì lượng mưa quá lớn trong khi giá cả cũng không đủ cao để kích thích người dân bán ra. Tình trạng tương tự cũng từng xảy ra vào năm ngoái và vụ thu hoạch sau đó đã bị ảnh hưởng lớn, ” ông Reiner nói.
Trong tháng 6, mưa lớn khiến sản lượng cà phê của Colombia giảm 9%, sau khi đã giảm gần 23% trong tháng trước đó, theo số liệu của Hiệp hội Cà phê Colombia.
Ngoài Colombia, nông dân Brazil cũng đang thu hoạch vụ cà phê 2017 – 2018, và sản lượng dự báo giảm vì cây cà phê tại đây đang vào chu kỳ năng suất thấp. Theo dự báo của giới thương lái, sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ này sẽ chỉ đạt 48 – 52 triệu bao. Hiện tại, Brazil đã thu hoạch được 50 – 60% diện tích cà phê, theo kết quả khảo sát của Cofco.
“Khi nhìn vào nhu cầu tiêu thụ, và đối chiếu với tình hình thu hoạch vụ mitaca tại Colombia và Brazil đến thời điểm hiện tại hay triển vọng sản lượng của Việt Nam, chúng ta sẽ nhận thấy nguy cơ thiếu hụt nguồn cung rất lớn,” ông Reiner nói.
Tại Việt Nam, mặc dù sản lượng cà phê niên vụ tới dự báo tăng nhưng diện tích trồng đã giảm trong vài năm gần đây vì người dân chuyển qua trồng tiêu, mặt hàng cho lợi nhuận cao hơn, ông Reiner cho biết. Theo ước tính của Cofco, sản lượng cà phê trong niên vụ này và niên vụ tới của Việt Nam trung bình đạt khoảng 26 – 27 triệu bao.
Cà phê nguy cơ thiều nguồn cung từ colombia
Trong tháng 6, cả hai sàn cà phê đều đã thoát đáy.

Xét về giá cà phê, giá arabica chốt cuối tuần trước, kỳ hạn phục hồi khoảng 12% sau khi chạm đáy 15 tháng hồi tháng 6. Tương tự, giá robusta kỳ hạn cũng tăng 15% từ đáy 7 tháng được ghi nhận vào tháng 4.
Trong tháng 6, giá robusta tăng mạnh vì lo ngại thiếu hụt nguồn cung, khiến chênh lệch giá giữa hai loại cà phê này xuống thấp nhất kể từ năm 2008. Chênh lệch giá càng hẹp thì các doanh nghiệp rang xay cà phê trên thế giới càng có xu hướng sử dụng arabica thay robusta, ông Reiner cho biết.

Cà phê nguy cơ thiều nguồn cung từ colombia
Chênh lệch giá của robusta và arabica xuống thấp nhất 9 năm trong tháng 6.
Xét về nhu cầu, nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu ngày càng lớn, đặc biệt là ở châu Á khi tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh. Ông Reiner cho hay, xu hướng tiêu thụ cà phê của Trung Quốc trong thập kỷ kết thúc vào năm 2014 đã từng diễn ra ở Nhật Bản trong thập kỷ kết thúc vào năm 1973, và đến nay Nhật Bản vẫn là một nước tiêu thụ cà phê lớn.
“Trung Quốc sẽ sớm vượt Việt Nam và Ấn Độ về nhu cầu tiêu thụ cà phê, nhất là khi các nước châu Á đang tăng trưởng với ở mức hai con số,” ông Reiner nói.

Theo: vietnmabiz.vn

xem thêm:
1.Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
2.Giá vàng SJC tăng ngày thứ ba liên tiếp trong tuần
3.Giá cà phê nguyên liệu tại Tây Nguyên tiếp tục giảm


Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng

Không còn duy trì được đà tăng, đã 3 ngày nay, giá lợn hơi 'neo' trong mức giá từ 42.000 đến 45.000/kg. Tuy vậy, nhiều ý kiến lo ngại mức giá này không trụ được lâu. Trong khi hệ lụy từ việc 'thổi' giá lợn đã lộ rõ.
Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
Giá lợn hơi chững giá 3 ngày

Giá lợn đã chững lại

Khảo sát thị trường lợn hơi hôm nay cho thấy cả 2 miền Nam - Bắc đã không còn tăng. Hiện giá đã không có sự chênh lệch nhiều.
Theo đó, giá lợn tại các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Bắc Kạn, Cao bằng,... đều giữ nguyên mức dao động từ 42.000 đồng đến 45.000 đồng/kg trong ba ngày qua. Các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng,... mức giá dao động từ 43.000 đồng đến 45.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
giá lợn hơi dao động từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng

Dù với mức giá như hiện tại, người nuôi cũng chỉ chạm ngưỡng hòa vốn. Tuy nhiên, do giá tăng đột ngột gấp hơn 2 lần trong khoảng thời gian ngắn cho thấy những dấu hiệu bất thường.
Một số chuyên gia kinh tế nhận định với giá lợn hơi dao động từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng một kg như hiện nay là phù hợp để người chăn nuôi có thể bán vì đã có lãi. Không nên quá trông đợi vào thị trường sẽ tiếp tục đẩy giá lợn lên cao hơn vì việc tăng giá lần này quá nhanh và không bền vững.
Khởi phát giá lợn tăng là sau đợt lũ lụt tại Trung Quốc khiến nhu cầu nhập khẩu lợn tăng cao. Tuy nhiên, giá lợn trong nước đã tăng ồ ạt đẩy giá cao ngang bằng với mức giá thu mua tại thị trường Trung Quốc thì lại là vấn đề khác. Đây cũng là điểm mấu chốt để dư luận đặt câu hỏi: Có phải giá lợn đang bị thao túng? Một chuyên gia kinh tế cho hay.

Người tiêu dùng nạn nhân đầu tiên

Sau những đợt tăng sốc của giá lợn hơi, thị trường thịt lợn cũng không còn yên ắng nữa. Tại nhiều địa phương giá thịt lợn tại các chợ và siêu thị đã đồng loạt tăng gần 20.000 đồng/kg, nhưng nguồn cung thịt vẫn khá dồi dào.
Tại chợ Lê Quý Đôn (Hà Nội), chị Thanh Thu, chủ một tiệm cơm cho biết giá thịt lợn tăng mạnh từ hơn 1 tuần qua. Trước đây, khi giá lợn xuống thấp, các cửa hàng bán khoảng 60.000 – 65.000 đồng/kg tùy loại. Hiện nay, giá thịt lợn đã lên tới 80.000 – 85.000 đồng/kg, gần bằng mức giá thời điểm giữa năm ngoái.
Tại chợ Thành Công (Đống Đa, Hà Nội), giá thịt lợn tăng mạnh từ hơn một tuần qua. Cách đây hơn 1 tuần, giá lợn còn dao động quanh mức 70.000 - 80.000 đồng/kg, nhưng sau đó đã tăng mạnh lên trên 85.000 - 95.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
Giá thịt lợn mấy ngày nay tại các chợ và siêu thị đã tăng mạnh

Không tăng mạnh như ngoài chợ, tại siêu thị Fivimart giá thịt lợn tăng nhẹ. Thịt ba chỉ 89.000 đồng/kg, nạc vai 90.000 đồng/kg, thịt mông 85.000 đồng/kg, nạc thăn 92.000 đồng/kg, sườn ngon 104.000 đồng/kg, sườn cục 56.000 đồng/kg. Tại các siêu thị khác như: Vinmart, Big C, Aeon… giá thịt lợn được niêm yết từ 90.000 – 100.000 đồng/kg.
Theo chị Thu Phương, một khách hàng của Fivimart cho biết : “Trong đợt thịt lợn giảm giá, các siêu thị không giảm nhiều. Chỉ khoảng 10.000 đồng/kg so với hiện nay. Khi giá thịt lợn tăng mạnh họ cũng tăng giá theo thị trường”.
Khảo sát tại chợ lẻ tại khu vực phía Nam, giá thịt heo tăng liên tục mấy ngày qua khiến người tiêu dùng đắn đo khi mua mặt hàng này. Chị Nguyễn Thị Dung, nhà ở Bình Thạnh, TP HCM, cho biết giá ba rọi bán ở chợ đã lên 95.000 đồng, tăng 15.000 đồng so với cách đây 1 tuần; sườn non lên 130.000 đồng/kg. Nhiều người nội trợ như chị bắt đầu chuyển sang các mặt hàng thay thế như trứng, thịt gia cầm, thủy sản.

Tiểu thương cũng khóc ròng

Giá lợn tăng chóng mặt hơn một tuần qua là những ngày những người bán buôn thịt lợn cung cấp cho các đầu mối lớn như ngồi trên đống lửa. Bởi theo thỏa thuận với khách hàng, giá thịt được áp giá cố định từ 7-15 ngày trong khi giá lợn hơi mua vào tăng liên tục khiến dân buôn khốn đốn.
Bà Lê Thu Mây - chủ một doanh nghiệp (DN) ở Đồng Nai chuyên mua heo VietGAP của nông hộ và lợn từ nguồn Công ty C.P về giết mổ bán cho hệ thống các siêu thị và các bếp ăn tập thể, xí nghiệp - than thở mấy hôm nay bà hết sức mệt mỏi vì giá lợn cứ nhảy múa liên tục, tăng từng ngày nhưng giá bán ra cho các mối của bà phải từ 10 - 15 ngày mới thay đổi được.
"Dân buôn như tụi tôi trải quá mấy đợt như hiện nay, không khéo là phá sản như chơi. Vì thế, chúng tôi chỉ mong giá ổn định, cao cũng được mà thấp cũng được thì mới dễ làm ăn. Tôi cho rằng lợn hơi đang bị làm giá vì thị trường nội địa không hút nhiều như thế, còn heo đi Trung Quốc số lượng không đáng bao nhiêu" – bà Mây nhận xét.
Giá lợn hơi chững giá 3 ngày, những nạn nhân đầu tiên lên tiếng
Những đơn vị cung cấp lợn mảnh đang bị ảnh hưởng do giá thu mua lợn hơi tăng nhanh

Liên quan tới việc xuất khẩu heo tiểu ngạch sang Trung Quốc, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết hiện nay giá heo Việt Nam đang tương đương Trung Quốc nên rất khó xuất. Trung Quốc là thị trường chuộng heo nhiều mỡ, trọng lượng trên 120 kg/con nhưng lượng heo này trên thị trường không có nhiều, giao dịch chủ yếu là heo đúng cỡ xuất chuồng theo tiêu chuẩn nội địa (110 kg/con trở lại).
Những người dân sống ven Quốc lộ 1 cũng xác nhận mấy ngày qua xe chở heo ra Bắc rất ít, khác hẳn với thời gian trước khi thị trường Trung Quốc sôi động.
Do giá tăng ảo nên lợn chỉ chạy lòng vòng từ tay thương lái này sang thương lái khác. Người chăn nuôi thì không còn lợn bán trong khi giá thịt lợn bị đẩy cao khiến người tiêu dùng chịu hậu quả, bà Mây cho biết thêm.

Theo: vietnambiz.vn

Xem thêm:
“giải cứu heo” cùa các DN lớn khiến nhiều người đặt dấu hỏi.



Giá vàng SJC tăng ngày thứ ba liên tiếp trong tuần

Trên thị trường trong nước sáng hôm nay (19/7), giá vàng SJC hôm nay tăng ngày thứ ba liên tiếp trong tuần, mức tăng trong khoảng 10.000 - 50.000 đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm 3 đồng, xuống 22.433.
Cập nhật thị trường trong nước ngày 19/7.
Giá vàng SJC tăng ngày thứ ba liên tiếp trong tuần
Giá vàng SJC tăng ngày thứ ba liên tiếp trong tuần

Giá vàng SJC hôm nay tiếp đà tăng 10.000 - 50.000 đồng/ lượng

Đầu phiên sáng nay, tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đồng loạt báo giá vàng SJC tăng 10.000 - 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua – bán. Trong đó, công ty Phú Quý có mức tăng thấp nhất, 10 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán.
Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đến sáng nay nằm trong khoảng 60.000 – 220.000 đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua, vì đồng USD xuống thấp nhất hơn 1 năm so với euro và đồng franc Thụy Sĩ. Giá vàng trong nước cũng bắt kịp tín hiệu tăng của thị trường thế giới lúc đầu giờ rồi đảo chiều giảm về cuối phiên.
Giá vàng trong nước xoay quanh ngưỡng 36,30-36,40 trong phiên giao dịch hôm thứ Ba, điều này khiến nhiều nhà đầu tư mở rộng đà bán ra chốt lại những giao dịch đã mua ở thời điểm giá thấp. Tuy nhiên, ở phân khúc khác nhiều nhà đầu tư vẫn kiên trì theo dõi thêm thông tin để tìm thời điểm phù hợp tham gia thị trường.
Giá vàng SJC tăng ngày thứ ba liên tiếp trong tuần
Giá vàng giao ngay giao dịch ở 1.241 USD/ounce

Giá vàng giao ngay giao dịch ở 1.241 USD/ounce tính đến 9h14 sáng nay (giờ Việt Nam). Giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank tương đương gần 33,81 triệu đồng/lượng. Chênh lệch với giá vàng trong nước gần 3 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá trung tâm tiếp đà giảm, xuống 22.433 đồng đổi một USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 19/7 giảm 5 đồng tỷ giá trung tâm của USD xuống 22.433 VND/USD.
Tại khối ngân hàng thương mại, nhiều ngân hàng được khảo sát điều chỉnh tăng tỷ giá USD trong sáng hôm nay, trong khi một số giữ nguyên không đổi. BIDV là ngân hàng duy nhất điều chỉnh giảm 5 đồng tỷ giá ở cả hai chiều mua - bán.
Giá vàng SJC tăng ngày thứ ba liên tiếp trong tuần
Bán ra của USD ở mức 22.770 VND/USD và 22.780 VND/USD

DongABank và ACB là hai ngân hàng tăng tỷ giá nhiều nhất, 10 đồng ở cả hai chiều mua - bán.
Hiện tại, giá trần mua vào và giá trần bán ra của USD ở mức 22.770 VND/USD và 22.780 VND/USD.

Nguồn: vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.Giá vàng tăng từ mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3
2.USD giảm sâu, giá vàng tăng đột biến
3.Giá vàng đạt ngưỡng 1.200 USD/ounce là lúc ta nên đầu tư


Cao su Việt Nam đã xuất khẩu đứng thứ 3 sau còn phải nhập cao su

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), mặc dù Việt Nam là nước đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhưng hàng năm các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu cao su nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Cao su Việt Nam đã xuất khẩu đứng thứ 3 sau còn phải nhập cao su
Cao su Việt Nam đã xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới

Chủng loại cao su nguyên liệu được nhập khẩu nhiều nhất là cao su khối TSR10 và TSR20. Đây cũng là 2 chủng loại sản phẩm mà các doanh nghiệp ngành sản xuất vỏ xe hiện có nhu cầu lớn, nhưng sản lượng trong nước sản xuất không đủ đáp ứng.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam ở một số doanh nghiệp sản xuất vỏ, ruột xe cho thấy, đối với hãng vỏ xe Goodyear, cao su Việt Nam chỉ mới đáp ứng một phần SVR10, trong khi nhu cầu chủ yếu là TSR20 với trên 500.000 tấn/năm; Casumina có nhu cầu TSR10, TSR20 khoảng 500 tấn/tháng, phải nhập từ Malaysia; Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cần khoảng 18.000 tấn cao su thiên nhiên /năm, chủ yếu là SVR10 và SVR20, tuy nhiên do nguồn cung nội địa không đủ nên buộc phải nhập khẩu…
Ngoài thiếu về số lượng, các nhà máy cao su nguyên liệu tại Việt Nam hầu hết chưa đáp ứng được độ đồng đều về chất lượng. Trong khi đó, các lô SVR10, SVR20 của Malaysia có độ dẻo, độ nhớt thuận lợi cho việc cán luyện, ép xuất, tạo hình, lưu hóa, cũng như giảm tỷ lệ phế phẩm nhiều hơn so với nguyên liệu trong nước.
Cao su Việt Nam đã xuất khẩu đứng thứ 3 sau còn phải nhập cao su
Việt Nam đã chi 498,1 triệu USD để nhập khẩu cao su nguyên liệu

Vấn đề là trong cơ cấu cao su nguyên liệu của Việt Nam, hiện chủng loại SVR10, SVR20 chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15% - 17%, trong khi nhu cầu sử dụng thực tế lại lên đến 65% - 70%. Các công ty cao su trong nước hiện chỉ tập trung đầu tư sản xuất những chủng loại cao cấp có giá bán cao như SVR3L, ít quan tâm đầu tư dây chuyền sản xuất SVR10, SVR20 do giá bán ra thấp.
Theo thống kê của VRA, từ năm 2016 đến nay, giá SVR10 thấp hơn SVR3L từ 40 - 220 USD/tấn. Tuy nhiên theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu của thế giới về cao su thiên nhiên là 15 triệu tấn, trong đó chỉ có 150.000 tấn SVR3L. Do đó, nếu các công ty cao su không giảm sản lượng SVR3L và vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, sẽ có nguy cơ thừa trên 300.000 tấn/năm, phải đối mặt với vấn đề tiêu thụ khó khăn, bị ép giá, yêu sách chất lượng từ đối tác…; trong khi hàng năm chúng ta vẫn phải chi hàng trăm triệu USD cho nhập khẩu cao su nguyên liệu (số liệu từ ngành hải quan: 6 tháng qua, Việt Nam đã chi 498,1 triệu USD để nhập khẩu cao su nguyên liệu).
Theo: báo vietnambiz.vn

Xem thêm:
1."ông trùm" cao su Phú riềng lận đận do giá cao su giảm
2.Bình Dương sẽ được Nga lựa chọn là nơi trồng cao su
3.Giá cao su thiên nhiên thế giới vẫn đang trong xu hướng giảm

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Tuần giao dịch vàng sau 30 năm diễn ra hoành tráng

Trái ngược với dự báo bi quan của nhiều người, tuần giao dịch vàng kỳ hạn đầu tiên tại Sở Giao dịch kim loại London (LME) - được thực hiện lần đầu tiên trong 30 năm qua - diễn ra khá sôi động, với tổng cộng 25.590 giao dịch được thực hiện và 2,5 triệu ounce vàng được giao dịch. LME kỳ vọng rằng hợp đồng vàng kỳ hạn vừa được đưa vào giao dịch tại LME sẽ mang lại nền tảng chính cho nỗ lực cải tổ lại sở giao dịch 140 năm tuổi này, trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường vàng ngày một khốc liệt hơn và tình hình trên thị trường cam go hơn.
Tuần giao dịch vàng sau 30 năm diễn ra hoành tráng
Tuần sau dịch vàng diễn ra khá sôi động

Giao dịch vàng kỳ hạn tại London do tập đoàn CME Group tiến hành hồi tháng 2/2017 đã không thu hút được nhiều giao dịch. Tương tự như tại các sở giao dịch kỳ hạn khác, giao dịch vàng kỳ hạn tại LME được thực hiện trên cơ sở mức giá yết theo tháng. Trong khi đó, các giao dịch kỳ hạn đối với các kim loại cơ bản lại dựa trên mức giá giao sau ba tháng.
Việc tiến hành giao dịch vàng kỳ hạn được Hội đồng Vàng Thế giới và một công-xoóc-xi-um gồm sáu ngân hàng, trong đó có Goldman Sachs ủng hộ. LME kỳ vọng sẽ thu hút được các nhà giao dịch trên thị trường giao dịch vàng phi tập trung hiện trị giá 5.000 tỷ USD LME, được Hong Kong Exchanges & Clearing mua với giá 2,2 tỷ bảng hồi năm 2012, chứng kiến khối lượng giao dịch giảm sút đáng kể, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn hơn khi nhiều ngân hàng và các quỹ đầu tư rút khỏi hoạt động giao dịch kim loại.
Nhiều quỹ đầu tư và đầu cơ có chiều hướng chuyển sang giao dịch các kim loại khác như đồng tại Sở giao dịch hàng hóa COMEX (New York), có cấu trúc giao dịch đơn giản hơn. Để vực dậy hoạt động kinh doanh của LME, tân Giám đốc điều hành Matt Chamberlain đã lên kế hoạch cải tổ sở giao dịch này. Cấu trúc hoạt động của LME hầu như không có sự thay đổi nào kể từ khi được thành lập năm 1877.

Theo: báo vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.Giá vàng tăng từ mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3
2.USD giảm sâu, giá vàng tăng đột biến
3.Giá vàng đạt ngưỡng 1.200 USD/ounce là lúc ta nên đầu tư

 

Giá vàng tăng từ mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3

Giá vàng tăng từ mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3 trong phiên giao dịch ngày hôm qua, vì thị trường chờ đợi tín hiệu mới về chính sách thắt chặt tiền tệ từ các ngân hàng trung ương trên thế giới. Trong khi đó, giá USD tăng so với yen sau khi Nhật Bản công bố sẽ mua lại không giới hạn một lượng trái phiếu vào tuần trước.
Giá vàng tăng từ mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3
Bảng giá thị trường vàng, USD và chứng khoán (nguồn: vietnambiz.vn)

Trên thị trường vàng

Thị trường vàng: Giá tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (10/7) vì các nhà giao dịch đang chờ đợi tín hiệu mới từ ngân hàng trung ương về việc tăng lãi suất.
Các nhà giao dịch dự báo chính sách tiền tệ thắt chặt từ nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, sau khi báo cáo việc làm Mỹ cho kết quả tốt hơn kỳ vọng và số liệu về xuất khẩu của Đức mạnh.
Ngoài ra, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh kể từ cuối tháng 6 đã khích lệ nhà đầu tư rời bỏ vàng tìm đến những tài sản rủi ro hơn. Các nhà đầu tư đã giảm hơn một nửa đặt cược vào vị thế mua giá lên trên sàn Comex trong tuần tính đến ngày 3/7 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1.

Trên thị trường dầu 

Giá dầu thô giao tương lai tăng, nhưng cảm nhận của thị trường về dầu duy trì ở mức tiêu cực vì lo ngại sản lượng ở Mỹ, Nigeria và Libya sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới những nỗ lực trong việc kìm hãm nguồn cung của OPEC và các nước đồng minh.
Trong tháng 5, OPEC và các nước ngoài OPEC đã thống nhất kéo dài thỏa thuận giảm sản xuất thêm 9 tháng nữa đến tháng 3/2018, nhưng cho phép Nigeria và Libya được miễn giảm sản lượng.
Cả Nigeria và Libya đã tăng sản xuất trong những tháng gần đây, làm tăng nguồn cung dư thừa, nguyên nhân khiến giá dầu chịu áp lực trong 3 năm qua.
Bộ trưởng năng lượng của các thành viên OPEC và Nga sẽ có buổi gặp mặt vào ngày 24/7. Nhà đầu tư đang chờ đợi phát biểu từ các bộ trưởng để có thêm gợi ý về việc cắt giảm sản lượng và yêu cầu Nigeria và Libya tham gia giảm sản xuất.
Hôm thứ Hai, Libya cho biết đã sẵn sàng cho đàm phán để tham gia cam kết, nhưng tình hình chính trị, kinh tế và con người của quốc gia này phải được xem xét trong quá trình đàm phán. Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu khí Kuwait, Essam al-Marzouq cho biết bộ trưởng dầu khí của Nigeria không thể tham gia buổi họp của OPEC vì cam kết trước đó.

Trên thị trường tiền tệ  

USD lên cao nhất 2 tháng so với yen Nhật trong phiên giao dịch ngày hôm qua, vì dự định mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào cuối tuần trước, khiến các nhà đầu tư chú ý vào triển vọng chính sách tiền tệ giữa Fed và BOJ
Hôm thứ Hai, Thống đốc BOJ Haruhiko Kurodo phát biểu một lần nữa rằng ngân hàng trung ương sẽ giữ lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản ở gần mức 0%.
Trong khi đó, đô la Canada giảm so với đồng bạc xanh khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Canada vào thứ Tư.
Ngoài ra, thị trường cũng đang chờ đợi phiên điều trần của chủ tịch Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen trước Quốc hội Mỹ trong ngày thứ Tư và thứ Năm.

Thị trường chứng khoán Mỹ 

kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua với các chỉ số biến động trái chiều, vì cổ phiếu công nghệ, nguyên liệu cơ bản và dầu khí tăng điểm, trong khi cổ phiếu viễn thông, chăm sóc sức khỏe và tài chính giảm.
Cụ thể, chỉ số S&P 500 tăng 0,09% lên 2.427,43 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,38% lên 6.176,39 điểm, trong khi đó Dow Jones giảm 0,03% xuống 21.408,52 điểm.

Theo: báo vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.USD giảm sâu, giá vàng tăng đột biến
2. Giá vàng đạt ngưỡng 1.200 USD/ounce là lúc ta nên đầu tư

USD giảm sâu, giá vàng tăng đột biến

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày hôm qua vì đồng USD giảm xuống thấp nhất 10 tháng. Giá dầu duy trì đà tăng, các hợp đồng tương lai tăng hơn 5,2% trong tuân này nhờ số liệu tích cực.

USD giảm sâu, giá vàng tăng đột biến

Thị trường vàng, USD và dầu:

Trên thị trường vàng, giá tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (14/7), vì đồng USD xuống thấp nhất 10 tháng trên thị trường tiền tệ, sau khi hai báo cáo kinh tế cho thấy lạm phát và doanh số bán hàng giảm, gợi ý tăng trưởng nền kinh tế Mỹ đang chậm lại.
Chỉ số USD, cho biết độ mạnh yếu của đồng USD thông qua diễn biến tỷ số giữa đồng bạc xanh và 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,54% lên 95,04.
Số liệu lạm phát và doanh số bán hàng đều thấp hơn so với dự báo, làm gia tăng lo ngại về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, giảm kỳ vọng khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) áp dụng tốc độ tăng lãi suất nhanh chóng.
Báo cáo kinh tế yếu hơn kỳ vọng cũng ảnh hưởng tới lợi suất trái phiếu trính phủ 10 năm của Mỹ, giảm 0,69% xuống 2,332.
Bên cạnh đó, đồng bạc xanh giảm 0,65% so với yen Nhật xuống 112,53 yen. Trong phiên giao dịch,cũng có lúc đồng USD xuống thấp nhất 2 tuần so với yen Nhật ở 112,28 yen.
USD giảm sâu, giá vàng tăng đột biến
Bảng cập nhật tình hình thị trường thế giới (giá dầu, vàng, USD và chứng khoán Mỹ). Tổng hợp: Tố Tố.

Trên thị trường dầu, giá dầu thô giao tương lai tăng 1%, nhờ báo cáo trong tuần cho thấy nhu cầu về dầu toàn cầu tăng đã cân bằng lo ngại về nguồn cung dư thừa.
Trong tuần, hợp đồng dầu giao tương lai ghi nhận mức tăng hơn 5,2% đối với dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI), và hơn 4,7% đối với dầu thô Brent.
Hôm thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo dầu tồn kho hàng tuần, cho thấy dầu tồn kho giảm 7,6 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 7/7, nhiều hơn mức dự báo là chỉ giảm 2,9 triệu thùng.
Cảm nhận của thị trường về dầu tiếp tục được cải thiện vào thứ Năm, khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu từ tháng trước, lưu ý tiêu thụ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm nay có thể cân bằng nguồn cung dư thừa.
Tuy nhiên, báo cáo của IEA cũng cho thấy sản lượng ở Arab Saudi tăng, bất chấp cam kết cắt giảm sản lượng.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tiếp nhận thông tin mới nhất về số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ từ công ty Baker Hughes vào thứ Sáu, chỉ ra giàn khoan đang hoạt động của Mỹ tăng thêm 2 giàn lên 765 giàn.
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua với các chỉ số ghi nhận những kỷ lục mới, nhờ cổ phiếu các ngành công nghệ, hàng hóa tiêu dùng và dầu khí tăng điểm.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch chỉ số Dow Jones tăng 0,4% lên 21.637,74 điểm, ghi nhận điểm kỷ lục thứ 3 liên tiếp, và thứ 25 về điểm chốt phiên giao dịch.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,5% lên mức kỷ lục 2.459,27 điểm, ghi nhận kỷ lục tăng cao nhất lúc chốt phiên từ ngày 19/6. Cổ phiếu của tất cả các ngành trừ tài chính đều nằm ở vùng tích cực. Cổ phiếu bất động sản và công nghệ lần lượt tăng 1,1% và 0,9%.
Trong khi đó, chỉ số Nasdaq tăng 0,6% lên 6.312,47 điểm, ngày tăng thứ Sáu liên tiếp.
Trong tuần, Nasdaq tăng nhiều nhất với 2,6%, theo sau là S&P 500 với 1,4%, trong khi Dow Jone ghi nhận mức tăng 1%.

Theo: báo vietnambiz.vn

Xem thêm:
Giá vàng đạt ngưỡng 1.200 USD/ounce là lúc ta nên đầu tư

Giá vàng đạt ngưỡng 1.200 USD/ounce là lúc ta nên đầu tư

Trước những biến động chính trị và đợt sụt gần đây của giá vàng, các chuyên gia của tập đoàn UBS Group AG khuyên mọi người nên mua vàng ở mức giá gần 1.200 USD/ounce ( 1 ounce vàng xấp xỉ = 8.29426026667 chỉ vàng tức khoảng gần 8.3 chỉ vàng và bằng gần 0.83 lượng vàng )
Giá vàng đạt ngưỡng 1.200 USD/ounce là lúc ta nên đầu tư
Giá vàng đạt ngưỡng 1.200 USD/ounce là lúc ta nên đầu tư

 Tường lai giá vàng sẽ biến động trong khoảng 1.200 - 1.300 USD/ounce:

 Về ngắn hạn, giá vàng sẽ biến động trong khoảng 1.200 - 1.300 USD/ounce dựa theo lộ trình tăng lãi suất dự kiến của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đơn vị quản lý tài sản của tập đoàn UBS Group AG cho hay.
"Chúng tôi không lạc quan hay bi quan với vàng. Nói theo chiến lược thì mọi người nên mua vào ở mức giá quanh 1.200 USD và bán lại ở mức gần 1.300 USD, bởi vì chúng tôi dự báo lãi suất thực sẽ không thay đổi nữa," ông Wayne Gordon, Giám đốc điều hành mảng hàng hóa và ngoại hối tại UBS Group AG nói trong buổi phỏng vấn hôm thứ Ba vừa rồi.
"Nếu tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ tiếp tục giảm và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng tiếp lãi suất mà không quan tâm đến chỉ số lạm phát thì giá vàng sẽ đi xuống trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nhu cầu ổn định trong khi sản lượng giảm, cùng với việc đồng đôla yếu hơn có thể đẩy giá vàng lên cao. Nếu chứng khoán giảm, nhà đầu tư cũng sẽ quay sang vàng", Ông Gordon cho biết.
"Trong trường hợp thị trường lao động Mỹ không cải thiện và tỉ lệ lạm phát không tăng, Fed có thể ngừng thắt chặt tiền tệ của họ, hoặc nếu tăng trưởng toàn cầu chậm lại, thì vàng sẽ đóng vai trò như một kênh bảo hiểm cho nhà đầu tư", Ông Gordon nói.
Theo Robin Tsui, chuyên gia tại quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng của State Street Global Advisors, vàng sẽ dao động trong khoảng từ 1.150 USD đến 1.350 USD/ounce. Diễn biến giá vàng sẽ phụ thuộc vào diễn biến thị trường chứng khoán toàn cầu, việc ông Trump thực hiện các cam kết tranh cử của mình và sức mạnh của USD.
Giá vàng thỏi đã tăng gần 9% trong quý 1 trước những lo ngại chính sách của Tổng thống Donald Trump và các rủi ro địa chính trị. Đến tháng 6, giá vàng liên tiếp giảm, ghi nhận tháng giảm đầu tiên trong năm nay.
Tổng lượng vàng mà quỹ SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm về mức 846,29 tấn, mức thấp nhất trong gần 3 tháng qua.

Theo: báo vietnambiz.vn

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Hàng nghìn tấn thịt heo Việt Nam xuất khẩu sang Trung, Hàn

Số lượng thịt nhập khẩu không ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi trong nước, nhưng Việt Nam cần chuẩn bị tốt chất lượng thịt để xuất khẩu, mở rộng đầu ra.
Mới đây, một số doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc đang tìm đến Việt Nam qua con đường chính ngạch với những đơn hàng nghìn tấn thịt heo bao tiêu cả năm thông qua các công ty chuyên tư vấn xuất khẩu. Ðây thực sự là tin vui cho ngành chăn nuôi heo. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, xuất khẩu vẫn là nhiệm vụ bất khả thi đối với thịt heo Việt Nam vì chăn nuôi nước ta khó đáp ứng nhiều điều kiện mà thị trường nước ngoài đặt ra.
Hàng nghìn tấn thịt heo Việt Nam xuất khẩu sang Trung, Hàn

Hàng nghìn tấn thịt heo Việt Nam xuất khẩu sang Trung, Hàn


Việt Nam nằm trong những quốc gia có ngành chăn nuôi hàng đầu thế giới

 Với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, thế nhưng những năm qua, vẫn chỉ xuất khẩu tiểu ngạch heo sống sang Trung Quốc, còn xuất khẩu chính ngạch vẫn bế tắc.
Anh Quang, chủ trại heo ở Ðồng Nai cho rằng, không chỉ do thị trường Trung Quốc tiêu thụ chậm lại mà còn do thịt ngoại nhập vào nhiều, cạnh tranh thị phần khiến chăn nuôi trong nước bị thu hẹp đầu ra, giá rẻ. Thua lỗ dẫn tới người nuôi thiệt hại không có sức đầu tư quy mô lớn, thiếu liên kết chuỗi khiến giá thành sản xuất cao, khó xuất khẩu, vì giá bán lẫn chất lượng khó cạnh tranh với các nước có ngành chăn nuôi công nghiệp khác.
Hàng nghìn tấn thịt heo Việt Nam xuất khẩu sang Trung, Hàn

Heo sống được xuất khẩu sang Trung Quốc


Ông Phạm Ðức Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh Bình (Ðồng Nai) cho biết, thịt heo Việt Nam khó xuất khẩu dù nhu cầu nhập khẩu thịt của nhiều nước trên thế giới là rất lớn. Ðó chính là vấn đề chất lượng thịt Việt Nam, chăn nuôi heo nước ta vẫn đang “phải sống chung” với dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng chưa kiểm soát được. Thứ hai vấn đề truy xuất nguồn gốc thịt heo của Việt Nam vẫn chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, quy trình giết mổ, đông lạnh của các công ty gần như chưa đạt các tiêu chuẩn cao do thế giới đặt ra.
“Giá thành chăn nuôi heo của Việt Nam vẫn còn cao hơn các nước trên thế giới, năng suất nái lại thấp hơn thế giới. Chi phi nhân công chăn nuôi của nước ta cũng cao hơn các nước trên thế giới, nếu nuôi một trại heo khoảng 1.800 con, Việt Nam cần tới 3 nhân công, trong khi nhiều nước trên thế giới chỉ cần 1 nhân công”, ông Bình chia sẻ.

Nhu cầu tiêu dùng thịt heo tại các thị trường ngoài Việt Nam vẫn rất lớn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, Ngoài thị trường Trung Quốc, nhiều nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Ðông Âu cũng có nhu cầu nhập khẩu các loại thịt từ Việt Nam nhưng doanh nghiệp không thể xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Thái Lan cùng nằm trong khu vực có dịch cúm gia cầm như Việt Nam nhưng nước này vẫn xuất khẩu được thịt gà đi nhiều quốc gia bởi Thái Lan đã làm tốt công tác triển khai các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đảm bảo các điều kiện của Tổ chức Thú y Thế giới nên doanh nghiệp vẫn có thể xuất khẩu.
“Việt Nam cũng có thể làm được, bằng chứng là sắp tới một công ty chăn nuôi tại Ðồng Nai sẽ xuất khẩu thịt gà sang thị trường khó tính là Nhật Bản sau khi cơ quan thú y hai nước gặp nhau giải quyết các vướng mắc về vấn đề thú y. Việt Nam đang tham gia các hiệp định thương mại tự do, đây sẽ là cơ hội để xuất khẩu vào các thị trường cực kỳ lớn, tăng đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi trong nước như Nga, Hàn Quốc…”, Thứ trưởng cho hay.
Hàng nghìn tấn thịt heo Việt Nam xuất khẩu sang Trung, Hàn

Muốn xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, các hiệp định thú y phải đi trước một bước.

 Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, Bộ NN&PTNT đã đưa một số mặt hàng chăn nuôi vào danh mục xuất khẩu, chẳng hạn như thịt heo và trứng gia cầm đã được đưa vào các chương trình đàm phán cấp cao với một số nước để sớm mở cửa xuất khẩu, nhất là tại các thị trường như Trung Quốc, Singapore, Australia...
Hiện, Bộ NN&PTNT cũng đã kết hợp cùng các ngành chức năng tăng cường tháo gỡ khó khăn, từng bước giúp doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu; Giúp người chăn nuôi gia tăng được lợi nhuận. Rõ ràng, muốn xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, các hiệp định thú y phải đi trước một bước.

Theo: vietnambiz.vn

Xem thêm:
1.Giá heo hơi sau thời kì khủng hoảng
2.“giải cứu heo” cùa các DN lớn khiến nhiều người đặt dấu hỏi.


Giá heo hơi sau thời kì khủng hoảng

"Cơn bảo" giá lợn hơi khủng hoảng đã qua nhìn lại hậu giải cứu lợn vẫn thua lỗ, nợ nần, bán trại chăn nuôi hoặc nuôi cầm chừng… Đó là cơn bĩ cực của nhiều hộ chăn nuôi tại vựa lợn lớn nhất tỉnh Hưng Yên.
Giá heo hơi sau thời kì khủng hoảng
Giá heo hơi đạt đỉnh 40.000 đ/ kg
 

Giá lợn tăng thế nào cho hòa vốn:

Những ngày này, nhiều hộ chăn nuôi ở thị trấn Văn Giang (huyện Văn Giang) - thủ phủ chăn nuôi lợn thuộc diện lớn nhất nhì tỉnh Hưng Yên cũng như khu vực miền Bắc “ngồi trên lửa” bởi giá lợn hơi xuống thấp nhất trong lịch sử.
Anh Đỗ Quốc Gia, thôn Đan Nhiễm (thị trấn Văn Giang) dẫn chúng tôi xem trang trại hơn 600 con khá sạch sẽ. Gần nửa số lợn này đến giai đoạn xuất chuồng. “Kêu gọi giải cứu nhưng chúng tôi chưa thấy tác động gì. Từ khi nuôi lợn đến nay, chưa bao giờ giá lợn thấp thế. Đến cả mối lò mổ thân thuộc lâu nay họ cũng lắc đầu không bắt. Còn cánh lái lợn, nhấp nhổm hóng tin bên Trung Quốc rồi về ép giá nông dân, nhiều nhà phải bán tháo 15-16 nghìn đồng/kg”- anh Gia nói.
So với nhiều chủ trang trại thua lỗ nặng trong vùng, anh Đỗ Văn Đại (thôn Đan Nhiễm) người bán cả trại lợn “dại mà hóa khôn”. Thấy không còn lực để vực khi giá lợn xuống thấp, anh Đại bán luôn cả trại để “cắt lỗ”. Lúc anh Đại bán, trại có hơn 500 con lợn các loại, giá lúc đó vẫn 24 nghìn đồng/kg. “Vì hốt quá, nên phải bán, nhưng hóa ra còn may, vì sau đó giá lợn tụt xuống 15 nghìn đồng/kg”- anh Đại nói.
Sau khi bán trang trại, cùng khoản tiền cho thuê trại trong 3 năm tới, anh Đại có được 800 triệu đồng. Dồn hết các nguồn, anh mới trả được một phần tiền vay ngân hàng. “Giờ tôi lại trở lại nghề cũ, làm thương lái, buôn rau ở các chợ đầu mối để nuôi vợ con…lúc nào giá lợn lên, tôi sẽ tính nuôi trở lại”-anh Đại chia sẻ.
Tương tự trong cảnh “chạy” giá, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thức, thôn Bá Khê (thị trấn Văn Giang, Hưng Yên) cũng phải bán hơn 350 con lợn hồi giá 17-20 nghìn đồng/kg. “Giá lợn như xe không phanh lao dốc, hốt quá phải bán. Bây giờ trại lợn còn 250 con, mới được 60-70 kg, chỉ cho ăn cầm chừng chờ giá”-anh Thức nói.
Chị Diệp, vợ anh Thức cũng thở dài, khi tình cảnh của anh trai và anh rể của chị cũng phải bỏ trại. “Các ông ấy mới nuôi, lúc giá xuống 33 là các ông đã gục rồi, vì không có vốn để cự. Đợt này, vợ chồng tôi mất tiền tỷ trôi theo đàn lợn. Nếu giá lợn lè tè thế này, không biết có cầm cự được một hai tháng nữa không”- chị Diệp nói.
Dọc bờ đê vùng bãi sông Hồng, đoạn qua huyện Văn Giang, nhiều trại đã “treo”…vì đợt xuống giá này.

Nên cấp quota cho chăn nuôi lợn

Ngẫm lại đời chăn lợn mấy chục năm qua, chủ trang trại có tiếng 4.000 đầu lợn ở xã Tân Ước, huyện Thanh Oai (Hà Nội)- ông Nguyễn Trọng Long chưa hết rùng mình trong cơn khủng hoảng giá lợn lần này. “Bao nhiêu tích cóp được mấy năm trước, chỉ đợt này là đứt, trôi xuống sông, xuống biển hết”, ông Long nói.
Là người đầu tư trang trại bài bản, ông Long cho rằng, Việt Nam đang khủng hoảng thừa, nhưng thực ra là thừa đàn nái.
Theo ông Long, đã đến lúc Nhà nước nên: Định hướng quy hoạch rõ ràng, cấp mã số vùng chăn nuôi; Làm rõ nhu cầu nội địa thế nào, xuất khẩu ra sao, vùng nào nuôi bò, lợn… Các trang trại được cấp mã số, đầu tư chuồng trại, cách nuôi, con giống chất lượng cao tăng cạnh tranh; Cần có cơ chế ràng buộc trong chuỗi liên kết, chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các khâu nuôi, giết mổ, bán thịt, bán giống, thức ăn, thuốc thú y… Việc này cần thông qua các hiệp hội để có thể điều tiết, chứ tự người dân không làm được.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Chăn nuôi, việc kêu gọi giải cứu vừa qua đã giúp giá lợn hơi tăng 3-5 nghìn đồng/kg so với thời điểm thấp nhất. Tuy nhiên, hiện chỉ mới qua đáy khó khăn, cần tiếp tục chặn đà giảm giá tiếp, rồi phục hồi dần. Trước mắt, cần tiếp tục kiểm soát về thức ăn, thuốc thú y, môi trường, dịch bệnh. Bởi, thua lỗ sẽ khiến người nuôi chán nản, bỏ bê phòng dịch, môi trường, khi có dịch sẽ không “đỡ” được…

Anh Đỗ Quốc Gia, thôn Đan Nhiễm, thị trấn Văn Giang (Văn Giang, Hưng Yên) ngậm ngùi nhìn đàn lợn đến kỳ xuất chuồng


Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, việc giải cứu chỉ là giải pháp tình huống. Cú tụt giá lần này rất đau, nhưng cũng là lần test cho cơ quan quản lý. Về lâu dài, cần rà soát tổng thể quy hoạch, xác định quy mô đàn lợn phù hợp với thị trường, từ đó tổ chức sản xuất theo chuỗi chăn nuôi lớn.“Nếu liên kết chuỗi, chúng ta chia sẻ được trách nhiệm và lợi nhuận giữa doanh nghiệp và người nuôi; truy xuất được nguồn gốc thực phẩm, thống kê được đầu lợn, qua đó cân đối cung-cầu”- ông Dương nói.
Liên quan việc nên cấp quota cho vùng chăn nuôi lợn, ông Dương cho rằng, đây là vấn đề hay cần xem xét. Theo ông, ở Úc, Tây Ban Nha…chỉ nuôi 500 lợn nái là phải có điều kiện, cấp quota. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu từng bước, vì thực tế, chúng ta có tới 3 triệu hộ chăn nuôi lợn, việc đưa ra điều kiện cũng phải hài hòa, có lộ trình, để họ kiểm soát được dịch bệnh, an toàn và kiểm soát được cung cầu”- ông Dương nói.

Theo: vietnambiz.vn

Xem thêm:
 “giải cứu heo” cùa các DN lớn khiến nhiều người đặt dấu hỏi.