Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Bà Trần Uyên Phương ra mắt 'Vượt lên người khổng lồ' - cuốn sách của tác giả VN đầu tiên được Forbes xuất bản tại Mỹ

"Vượt lên người khổng lồ" của bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát là cuốn sách đầu tiên của nữ doanh nhân người Việt được nhà xuất bản ForbesBook (Mỹ) xuất bản.

Lễ ra mắt cuốn sách "Competing with Giants" (tạm dịch: Vượt lên người khổng lồ) của nữ doanh nhân châu Á Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát cùng với hai tác giả khác vừa diễn ra vào ngày 30/8 (giờ Mỹ), tức rạng sáng 31/8 giờ Việt Nam.

Đây là cuốn sách đầu tiên của một nữ doanh nhân Việt Nam được ForbesBooks lựa chọn xuất bản và chính thức tổ chức lễ ra mắt tại trụ sở Forbes - tại New York (Mỹ).

Tại buổi lễ, Trần Uyên Phương chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên trong một doanh nghiệp gia đình để trở thành một nữ doanh nhân, chứ không phải là một nghệ sỹ. Tôi trân quý nề nếp kỷ luật khắt khe của bố tôi và cả lòng quyết tâm của ông ấy trong việc nuôi dưỡng một nhà lãnh đạo, chứ không chỉ là một người con gái. Tôi thực sự là một cô gái may mắn” .
Bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Cuốn sách là câu chuyện hấp dẫn về cách "giá trị gia đình" mang đến cho các doanh nhân lợi thế cạnh tranh, về cách gia đình Tân Hiệp Phát tạo ra một đế chế trị giá hàng tỷ USD. Cô con gái của Tập đoàn gia đình tỷ USD tiết lộ: "Và đôi khi, đọc cuốn sách có lẽ như một "bộ phim kinh dị" vậy, nhưng có thể đảm bảo với bạn rằng đó là hoàn toàn... đều là sự thật."

Câu chuyện này sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị, và cô cũng hy vọng, rằng theo một cách nào đó, bạn đọc sẽ được truyền cảm hứng và thêm năng lượng sau khi bạn gấp lại trang sách cuối cùng.

“Phần mà tôi thực sự yêu thích trong cuốn sách là chủ đề chính của nó. Rằng bằng việc kiên quyết giữ vững một tập hợp các giá trị mạnh mẽ và hướng đến một tầm nhìn chúng tôi đã có thể tăng trưởng, cung cấp việc làm cho hơn 5000 gia đình, và xây dựng nên ba thương hiệu mạnh. Bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này động lực phát triển của tự nhiên đó là lòng quyết tâm của cha tôi. Ông ấy luôn dạy tôi rằng: Không gì là không thể", chị Phương nói.
Hình ảnh của "gia đình Tân Hiệp Phát" tại buổi lễ ra mắt sách.

William M. Doheny Nguyên Tổng giám đốc điều hành Coca-Cola, Việt Nam bình luận: “Cuốn sách là một sự chia sẻ rộng rãi những phương thức kinh doanh và kinh nghiệm. Nó có ích cho tất cả mọi người, từ các doanh nhân và những người khởi nghiệp, cho đến các công ty đa quốc gia muốn nâng cao sự thành công tại những thị trường mới nổi và hiểu được sự thay đổi của toàn cầu hóa".

“Một cái nhìn thấu đáo để hiểu lý do và cách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam âm thầm phát triển và trở thành những tay chơi toàn cầu. Đây là một cuốn sách nhất định phải đọc”, ông Hiroshi Otsuka, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Musashi Seimitsu, Nhật Bản, phát biểu.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại sự kiện ra mắt cuốn sách. Ảnh: Hoài Thanh - PV TTXVN tại Mỹ
Nói về cuốn sách đặc biệt này, Nhà xuất bản ForbesBooks đã viết: "Thông điệp của tác giả Trần Uyên Phương là một thông điệp mạnh mẽ. Phương Đông và phương Tây có thể học hỏi lẫn nhau. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình đang phát triển mạnh. Phụ nữ châu Á đang tạo nên dấu ấn. Và khi các công ty nhỏ kết hợp kiến thức bản địa của họ cùng với những ý tưởng kinh doanh quốc tế, họ có thể nắm chắc cơ nghiệp và thậm chí còn vượt trội hơn các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ".

Theo: Vietnambiz

Thuyết trình lạc lối, 3D Factory trắng tay trong Shark Tank Việt Nam

Mô hình kinh doanh dàn trải trong khi dung lượng thị trường hẹp của công ty in 3D Factory khiến 5 nhà đầu tư từ chối rót vốn trong Shark Tank Việt Nam vào tối 29/8.
Tham vọng phá bỏ mọi giới hạn sáng tạo
Lên sóng Shark Tank Việt Nam vào tối 29/8, Thân Đức Nghĩa kêu gọi 200.000 USD cho 10% cổ phần Công ty 3D Factory do anh sáng lập. Đây là nền tảng kết nối cộng đồng sử dụng máy in 3D.
"Điều kỳ diệu của công nghệ 3D là tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh trong một lần in mà không mất công lắp ráp từng bộ phận", Nghĩa nhấn mạnh.
Thân Đức Nghĩa - Nhà sáng lập Công ty 3D Factory - trong Shark Tank Việt Nam vào tối 29/8.
Các chuyên gia từng đánh giá, thị trường công nghệ in 3D sẽ đạt mức 21 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển bùng nổ, công nghệ chững lại, chỉ phổ biến trong giới kỹ thuật do bắt buộc người dùng biết thiết kế, vận hành máy in 3D.
Với mong muốn đem công nghệ 3D phục vụ cho hầu hết các lĩnh vực, 3D Factory đưa ra giải pháp khắc phục nhược điểm của công nghệ này. Doanh nghiệp tạo ra môi trường cho những người làm 3D tải lên, bán mẫu sản phẩm hoặc thiết kế theo yêu cầu khách hàng. Hơn nữa, thiết bị kết nối máy in với internet giúp công ty sản xuất sản phẩm ngay tại nhà khách hàng.
"Công nghệ in 3D có thể phá bỏ mọi giới hạn sáng tạo", Nghĩa khẳng định.
Tăng trưởng chậm do nhà sáng lập sai lầm
Máy in công nghệ do 3D Factory tự sản xuất, phát triển. Ngoài ra, công ty có bút quét 3D gắn 100 máy quay nhỏ để chụp lại nhiều góc khác nhau. Khách hàng gồm 8 đối tượng với khách hàng trọng tâm là các kiến trúc sư, chuyên viên bán dự án căn hộ, người thiết kế game và sinh viên.
Đến nay, 3D Factory vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, nên chưa có đội ngũ marketing. Công ty có hai cổ đông chính (Nghĩa sở hữu 80% cổ phần) và 5 nhân viên.
danh thi truong ngach 3d factory trang tay trong shark tank viet nam
Các sản phẩm của Công ty 3D Factory.
Trung bình giá thành một sản phẩm là 1,5 triệu đồng với thời gian in khoảng 14 tiếng. Doanh số trong 6 tháng gần nhất đạt 250 triệu đồng. Nguồn thu đến từ 4 mảng chính, bao gồm: bán và cho thuê máy in 3D, gia công dịch vụ in 3D, thu phí dịch vụ từ các nhà thiết kế, phí nhượng quyền.
Trước thắc mắc kinh doanh thu tăng trưởng quá chậm của "vua chảo" Nguyễn Xuân Phú, Nghĩa thẳng thắn chia sẻ câu chuyện sai lầm mà doanh nghiệp vướng phải là nhập nhằng trong vai trò điều hành giữa hai nhà đồng sáng lập.
5 nhà đầu tư đều lắc đầu
Hai nhà đầu tư Nguyễn Xuân Phú, Thái Vân Linh nhanh chóng rút lui khỏi thương vụ vì cho rằng dung lượng, quy mô thị trường của 3D Factory quá hẹp.
Cảm thấy khó hiểu về mô hình kinh doanh dàn trải, đặc biệt phần trình bày của nhà sáng lập trái ngược hoàn toàn với định hướng ban đầu của công ty, nên "cá mập công nghệ" Nguyễn Mạnh Dũng từ chối rót vốn.
Mặc dù đánh giá cao sự cố gắng của Đức Nghĩa, ông chủ Egroup vẫn "lắc đầu" do tính thương mại của dự án 3D Factory không cao.
Quyết định tương tự, doanh nhân Phạm Thanh Hưng không xuống tiền. Nhưng ông khuyên nhà sáng lập nên dành hết tâm huyết để thành lập xưởng thiết kế, dịch vụ in 3D và tự sản xuất máy phục vụ cho nhu cầu bản thân. Ông đánh giá thị trường in 3D hiện nay còn rất sơ khai, nên lợi ích kinh tế nó mang lại còn hạn chế.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/8 diễn biến theo xu hướng đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/8 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế ổn định do giới đầu tư kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất, trong khi đồng bảng Anh tăng vọt.
Ngày 31/8 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.678 đồng (giảm 5 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.700 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.313 đồng (không đổi).
Đầu giờ sáng 31/8, đa số ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay không đổi so với cuối phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.260 đồng (mua) và 23.340 đồng (bán).
Vietinbank niêm yết ở mức: 23.259 đồng (mua) và 23.339 đồng (bán). Vietcombank, ACB và BIDV: 23.260 đồng (mua) và 23.340 đồng (bán).
Đầu phiên giao dịch ngày 31/8 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 94,60 điểm.
USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1680 USD; 111,36 yen đổi 1 USD và 1,3018 USD đổi 1 bảng Anh.
Đêm qua, đồng USD trên thị trường quốc tế ổn định do giới đầu tư kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất, trong khi đồng bảng Anh tăng vọt.
Đồng USD ổn định và có xu hướng tăng trở lại sau khi Mỹ công bố một loạt các số liệu cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong quý 2/2018. Các chỉ số chứng khoán lập kỷ lục và tổng thổng Donald Trump tuyên bố các số liệu kinh tế trong thời gian tới sẽ còn tốt hơn nữa.
Các thông tin này khiến giới đầu tư đánh cực Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ nâng tiếp lãi suất tiếp trong tháng 9 và có thể tăng thêm 1 lần nữa trong tháng 12 cuối năm.
Tuy nhiên, đồng Bảng Anh mới là đồng tiền tăng mạnh nhất. Đồng tiền này dẫn đầu sự tăng giá của các đồng tiền chủ chốt dựa do giới đầu tư hy vọng nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) sẽ đạt nhất trí về mối quan hệ thương mại trong tương lai trước khi Brexit có hiệu lực.
Trong khi đó, đồng bạc xanh của Mỹ chưa thể tăng mạnh trở lại do giới đầu tư cho rằng việc Mỹ, Mexico và Canada có thể đạt một thỏa thuận 3 bên mới để thay thế cho Hiệp định Tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ giảm lượng tiền đổ vào đồng USD.
Trên thị trường trong nước phiên ngày 30/8, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng tăng 5 đồng so với phiên liền trước, phổ biến ở mức: 23.260 đồng/USD và 23.340 đồng/USD.
Tới cuối phiên 30/8, Vietcombank, ACB và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.260 đồng/USD và 23.340 đồng/USD. Vietinbank: 23.259 đồng/USD và 23.339 đồng/USD.
Tính từ đầu năm, tỷ giá đồng đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng tăng 590-605 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.
Giá USD trên thị trường chợ đen đứng ở mức: 23.480 - 23.505 đồng/USD.
Chốt phiên giao dịch 29/8, tỷ giá Euro đứng ở mức: 27.070 đồng (mua) và 27.393 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 30.025 đồng (mua) và 30.506 (bán). Tỷ giá yên Nhật ở mức 204,5 đồng và bán ra ở mức 211,0 đồng.

Bệnh dịch tả lợn liệu có ảnh hưởng đến giá heo?



Bệnh dịch tả lợn có lẽ là một bệnh rất đáng nguy hiểm, bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến giá heo, đến doanh thu của các nhà chăn nuôi mà bệnh này còn ảnh hưởng đến thực phẩm heo sạch và sứ khỏe của người dân chăn nuôi.


Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam thông qua việc buôn bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn nhập lậu, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi và thương mại quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện khẩn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan phối hợp chỉ đạo triển khai một số nội dung ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.

Công văn nêu rõ: UBND và các ban, nghành liên quan cần tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc qua biên giới, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới.

Phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn,sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật.

Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bện với các triệu chứng, bệnh tích ddienr hình của bệnh Dịch tả lợn châu Phi, hoặc nghi là lợn, sản phẩm nhập lậu trái phép thì cần lấy mẫu gửi đến Chi cục thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chuẩn đoán thú y TW để chuẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng chống dịch bệnh tại các cửa khẩu và các địa bàn có nguy cơ cao.

Tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào trong nước tiêu thụ....
Xe tải chở lợn tại khu vực ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN


Với Bộ Thông tin truyền thông; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tích cực triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi và tác hại của việc nhập lậu lợn đến người chăn nuôi....

Các Bộ Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Công an, Quốc Phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y và UBND các tỉnh biên giới triển khai đồng bộ, có hiệu qua rcoong tác phòng, chống dịch....

Bộ Nông nghiệp cũng giao Cục thú y chủ động liên hệ các tổ chức quốc tế để nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh. Theo dõi diễn biến tình hình và nguy cơ lây lan dịch bệnh vào Việt Nam.

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 01/8/2018, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever – viết tắt là ASF) lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung ?Quốc.

Tính đến ngày 25/8/2018, tổng cộng đã có 04 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi được Trung Quốc báo cáo cho OIE với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con; mặt khác, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung-ga-ri, Lát-vi-a, Môn-đô-va, Phần Lan, Rô-ma-ni, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a) báo cáo có Dịch tả lợn Châu Phi.

Bệnh Dịch tả lợn Châu phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường.

>>>Xem giá heo hôm nay 31/8: https://bit.ly/2NuJ1n0

Cập nhật bảng giá thanh cốt thép 30/8

Giá thanh cốt thép giảm hơn 6% kể từ mức cao nhất 7 năm. Tuy nhiên, Trung Quốc duy trì hạn chế sản xuất sẽ giữ giá tăng cao.
Giá thanh cốt thép tại Thượng Hải ngày 30/8/2018 giảm phiên thứ 7 liên tiếp, và ghi nhận ngày giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2018, do các nhà đầu tư tiếp tục bán ra chốt lời sau khi đạt mức cao nhất 7 năm.
Tuy nhiên các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc tiếp tục hạn chế sản xuất là một phần của chiến dịch chống ô nhiễm và hạn chế sản xuất trong mùa đông sẽ hỗ trợ giá ít nhất trong 6 tháng tới.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 2% xuống 4.140 CNY (607 USD)/tấn, ngày giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 6/2018. Tính đến nay, giá thanh cốt thép đã giảm 6,3% kể từ mức cao nhất 7 năm (4.418 CNY/tấn) trong ngày 22/8/2018.
Ngoài ra, các hạn chế sản xuất đang diễn ra tại các thành phố sản xuất hàng đầu – Đường Sơn, các nhà máy phía bắc Trung Quốc sẽ phải cắt giảm 30-50% công suất trong mùa đông năm thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang có thể ảnh hưởng đến nhu cầu thép và nguồn cung hạn chế sẽ là nhân tố chính ảnh hưởng đến thị trường.
Chính sách chống khói bụi Trung Quốc thúc đẩy việc sử dụng quặng sắt chất lượng cao hơn và những nguyên liệu khác trong các nhà máy thép. Tuy nhiên, giá thép suy giảm cũng kéo giá nguyên liệu sản xuất thép giảm. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 1% xuống 478,5 CNY/tấn, trong phiên có lúc chạm 476 CNY/tấn, thấp nhất gần 6 tuần. Giá than luyện cốc giảm 1,2% xuống 1.247 CNY/tấn và than cốc giảm 2,1% xuống 2.530,5 CNY/tấn.
Giá quặng sắt giao ngay sang cảng Tần Hoàng Đảo tăng 2,3% lên 67,37 USD/tấn trong ngày thứ tư (29/8/2018), Metal Bulletin cho biết.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Cô bé 11 tuổi bán chè bưởi nhận 300 triệu đồng trong Shark Tank Việt Nam

Dù mô hình kinh doanh của Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc dễ sao chép và em còn quá nhỏ, hai nhà đầu tư vẫn rót 300 triệu đồng cho mô hình kinh doanh của em trong Shark Tank Việt Nam vào tối 29/8.
Hành trình khởi nghiệp bắt đầu từ năm 7 tuổi
"Con bắt đầu kinh doanh từ năm 2014. Lúc đó con 7 tuổi. Mỗi ngày chủ nhật, con thức dậy từ 4h hoặc 5h sáng để nấu chè và bán đến gần trưa", Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, cô chủ 11 tuổi của thương hiệu Bống chè bưởi đến từ Tuyên Quang, kể với các nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank Việt Nam tối 29/8.
Nữ sinh 11 tuổi mang biệt danh Bống đề nghị các nhà đầu tư góp 200 triệu đồng để nhận 20% cổ phần của thương hiệu "Bống chè bưởi".
Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc - cô chủ của thương hiệu "Bống chè bưởi" - trong chương trình Shark Tank Việt Nam vào tối 29/8. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.
Ban đầu, Ngọc chỉ bán khoảng 20 cốc mỗi ngày cho khách hàng là hàng xóm, bạn đồng nghiệp của bố mẹ. Sau đó cùng với mẹ, Ngọc quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội và các đơn hàng tăng dần. Đến thời điểm hiện tại, trung bình mỗi ngày cửa hàng Bống chè bưởi bán 100 cốc.
Cô bé phân chia tiền lãi cho việc học và nhu cầu cá nhân. Tuyên Quang nơi Bống sinh sống là một thành phố khá bé nên dịch vụ giao hàng có giá rẻ, nhưng đa phần khách quanh khu vực vẫn thường tự đến lấy chè. Ngọc chia lãi cho mẹ với tỷ lệ 49%. Hiện tại em nắm 51% cổ phần, mẹ nắm 49%.
Doanh nhân 11 tuổi muốn phát triển thương hiệu chè Bưởi ở các tỉnh thành khác. Tham khảo các thị trường khác ngoài Hà Nội, Ngọc thấy những nơi có các toà nhà với nhiều nhân viên văn phòng là một thị trường tiềm năng. Em và mẹ đã bán thử ở khu vực gần tòa nhà Kaengnam Hà Nội và bán được 200 cốc mỗi ngày. Em ước tính mỗi tháng mẹ con có thể thu về 46 triệu và lãi ròng là 23 triệu nếu bán ở đây.
Cho rằng công thức nấu chè này bất kỳ ai cũng có thể học được trên mạng, nhưng cô bé cho rằng cái đặc biệt là một câu chuyện đằng sau thương hiệu bé Bống bán chè. Ở lứa tuổi 11, Ngọc cho rằng hành trình khởi nghiệp của em có rất nhiều điều mà bạn bè trang lứa không trải nghiệm được và từ khi bắt đầu kinh doanh, em đã nhận thức bản thân sẽ trải qua nhiều thất bại.
Tuy nhiên, cô bé cho rằng trong 4 năm qua mô hình kinh doanh của em không gặp nhiều rủi ro. Em học được nhiều điều từ các shark và startup trong Shark Tank Việt Nam, từ cách thuyết trình đến những câu hỏi thú vị mà các "cá mập" đặt ra. Nhiều lúc phải xem lại nhiều lần mới hiểu các câu hỏi.
"Tuổi nhỏ làm việc lớn" - Bống gọi vốn thành công 300 triệu đồng
"Trong kinh doanh, có những rủi ro không phải do mình gây ra. Nêu một ngày chú đưa con 200 triẹu và con làm mất 200 triệu thì con lấy gì đền bù cho chú?". Ngọc đáp lại: "Nếu mà có một rủi ro nào đấy, con sẽ làm thuê cho chú để trả nợ". Đây là câu trả lời rất "đúng bài" đối với ông Phú.
Xuất hiện cùng với Ngọc, mẹ em nói rằng, theo cách dạy con của người Do Thái, quản lý tài chính sớm sẽ giúp con lên kế hoạch rõ ràng cho các việc kinh doanh. Với số tiền mà nhà đầu tư cung cấp, cô bé cùng mẹ sẽ tự đầu tư mở cửa hàng ở Hà Nội. Bố và chị gái em sẽ giúp quản lý cửa hàng.
co be 11 tuoi ban che buoi nhan 300 trieu dong trong shark tank viet nam
Bống và mẹ trong chương trình Shark Tank Việt Nam hôm 29/8. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.
Ông Phú chia sẻ đây là một câu chuyện đầu tư nhận tiền thật, và do Ngọc chưa đủ năng lực và khả năng quản lý để phát triển nên ông từ chối đầu tư.
Bà Linh và ông Dũng rất trân trọng sự tự lập của Ngọc nhưng từ chối đầu tư vì cho rằng con còn rất trẻ và cần ưu tiên vào việc học để định hình cho bản thân công việc trong tương lai.
"Lần đầu tiên chú gặp bạn nhỏ ở Việt Nam khởi nghiệp ở 7 tuổi, và chú rất muốn nhìn thấy con thành công. Chú khẳng định nhiều người sẽ tranh cãi về việc khởi nghiệp ở độ tuổi lên 7... Tuy nhiên, chú thường trăn trở có nhiều bạn trẻ học xong ra trường và vẫn chưa xác định được định hướng của mình và thường có tư duy chỉ biết học không thôi. Kinh doanh chè bưởi cũng là học. Kinh doanh chè bưởi ít rủi ro, nhưng điều quan trọng con sẽ trở thành ai trong 10, 20 năm nữa", ông Thủy bình luận.
Với tâm huyết của một người làm trong lĩnh vực giáo dục, Chủ tịch Egroup quyết định đầu tư 200 triệu đổi lấy 20% cổ phần của thương hiệu "Bống chè bưởi". Ông khẳng Ngọc không cần mở rộng hệ thống mà có thể bán cho các bạn học ở trung tâm tiếng Anh Apax Leader và đưa chè vào hệ thống tại Soya Garden của ông.
Bên cạnh đó, ông còn đầu tư học bổng 500 triệu trong vòng 5 năm cho Ngọc với các khoá học về tư duy, tiếng Anh, lãnh đạo. Ngọc sẽ trở thành đại sứ thương hiệu cho Apax Leader.
Ủng hộ cho việc đầu tư cho chính tư duy giáo dục dạy dỗ con cái, ông Hưng cũng quyết định đầu tư 100 triệu cho 10% cổ phần và cô con gái của ông Hưng sẽ trở thành cổ đông của thương hiệu.
Như vậy, cô chủ thương hiệu "Bống chè bưởi" nhận khoản tiền 300 triệu đồng đổi lấy 30% cổ phần công ty, cùng với suất học bổng 500 triệu đồng.

Thông tin mới nhất về giá c�� phê tây nguyên hôm nay 30/8

Cập nhật giá cả thị phần nông sản hôm nay (30/8), giá cà phê giảm 100-200 đồng/kg. Trong khi giá tiêu ít biến động so với bữa qua

đọc thêm https://vietnambiz.vn/tags/gia-ca-phe-1589.tag

Giá cà phê bữa nay (29/8) giảm 100-200 đồng/kg

Theo dò xét, giá cà phê vật liệu hôm nay tại Tây Nguyên giảm 100-200 đồng/kg so có hôm qua.



Giá cà phê bữa nay (29/8) giảm 100-200 đồng/kg.

Cụ thể, tại quận Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê báo giảm 200 đồng/kg xuống mức 32.800 đồng/kg. Như vậy giá cà phê tại thị xã Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê cũng giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống mức 32.800 đồng/kg. Còn tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng giá cà phê bữa nay ko đổi thay vẫn nao núng ở mức 32.900 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay đồng loạt giảm 100 đồng/kg xuống mức lần lượt là 33.400 đồng/kg và 33.200 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay Buôn Hồ (ĐắkLắk) vẫn được thu mua ở mức 33.200 đồng/kg.

trong khi giá cà phê hôm nay tại Kon Tum lại báo nâng cao 100 đồng/kg lên mức 33.300 đồng/kg.

Còn tại tỉnh giấc Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê vẫn được thu sắm ở mức lần lượt là 33.500 đồng/kg và 33.200 đồng/kg.

như vậy, giá cà phê toàn miền bữa nay đang được thu sắm trong khoảng 33.800 đồng/kg và 33.500 đồng/kg.

Lò mổ heo bệnh đã bị bắt và giải quyết triệt để



Mới đây, theo tin tức cập nhật mới nhất lò heo lậu mổ hàng triệu con heo lậu, heo bệnh đã bị bắt, thịt heo là nguồn cung chính ảnh hưởng là lớn đến sức khỏe người dân tuy nhiên những nơi mổ lậu vẫn tiếp tục mọc lên, với việc thịt lợn bênh nhập vô thị trường rất ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Vào khoảng 15 giờ 30 ngày 28.8, Đội kiểm tra thú y, kiểm dịch động vật H.Thống Nhất (Đồng Nai) bất ngờ ập vào kiểm tra lò mổ heo do ông Tống Thành Công (27 tuổi, ngụ ấp Phúc Nhạc 1, Gia Tân 3, H.Thống Nhất) làm chủ, qua đó phát hiện tại đây đang mổ heo chết, heo bệnh.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại lò đang giết mổ một con heo trọng lượng khoảng 50 kg, toàn thân tím tái, có dấu hiệu dịch bệnh.

Khi kiểm tra các tủ đông, lực lượng chức năng phát hiện thêm gần 150 kg thịt heo, nội tạng đã ngả màu, bốc mùi hôi thối, đang được ướp đá chờ mang đi tiêu thụ.

Làm việc với lực lượng chức năng, bước đầu ông Công khai nhận từ nhiều tháng nay đi thu mua bán heo chết, heo bệnh ở các trang trại heo trên địa bàn rồi bán cho các trại nuôi cá sấu.

Tuy nhiên theo một cán bộ thuộc Đội kiểm tra thú y, kiểm dịch động vật H.Thống Nhất, thịt heo bệnh, heo chết tại lò của ông Công sau khi mổ không phải bán cho các trang trại cá sấu làm thức ăn mà mang đi tiêu thụ ở TP.HCM và Bình Dương.


Heo có dấu hiệu mắc dịch bệnh mổ lại lò ông Công bị phát hiện, bắt giữ (Ảnh: Thanh Chương)



Lò mổ heo chết này đã nằm trong tấm ngắm của cơ quan chức năng từ lâu nhưng đến nay mới bị phát hiện, bắt giữ do lò mổ lậu này hoạt động rất tinh vi, luôn có người canh chừng, người lạ khó mà đột nhập.

Lý do ‘cá mập’ nuốt 'mồi' không hấp dẫn trong Shark Tank Vi��t Nam

Định giá phi lý, chưa có doanh thu, nhưng nhiều start-up vẫn khiến nhà đầu tư xuống tiền trong Shark Tank Việt Nam do đáp ứng tiêu chí săn mồi của "cá mập".
Nối tiếp thành công của Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên, chương trình mùa hai đã đi qua nửa chặng đường và đạt những con số ấn tượng. Qua 7 tập, 13/21 thương vụ được cam kết đầu tư với tổng số tiền 107,35 tỷ đồng.
Mặc dù nhiều start-up định giá phi lý, mô hình kinh doanh mơ hồ, thậm chí chưa có doanh thu, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn rót vốn. Trong sự kiện "Meet The Sharks" tại Hà Nội vào chiều 21/8, dàn "cá mập" đã chia sẻ tiêu chí thực sự khiến họ quyết định xuống tiền cho công ty khởi nghiệp.
5 nhà đầu tư trong sự kiện "Meet The Sharks" diễn ra tại Hà Nội vào chiều 21/8.
"Cá mập" nhìn tướng
"Vua chảo" Nguyễn Xuân Phú luôn là nhà đầu tư cẩn trọng trong mỗi thương vụ bạc tỷ. Với kiến thức tài chính cặn kẽ, ông luôn "làm khó" start-up bằng những con số tài chính doanh nghiệp.
Cho rằng sản phẩm tuyệt đỉnh, sản phẩm rẻ nhất, người kinh doanh giỏi nhất đều có thể tạo ra thành công, ông chủ Sunhouse luôn đánh giá mô hình kinh doanh từ nhiều góc độ.
"Với doanh nghiệp đã hoạt động, tôi luôn đòi hỏi bức tranh tài chính chi tiết. Nếu khách hàng chưa chấp nhận sản phẩm thì mô hình kinh doanh đó không đáp ứng một trong những yếu tố dẫn đến thành công", ông Phú nói.
Ngược lại, doanh nhân sẵn sàng rót vốn cho những start-up tiềm năng hoặc xuất sắc ở một khía cạnh nhất định dù họ chưa có doanh thu. Ngoài ra, nhà đầu tư còn nhìn tướng người sáng lập để đưa ra quyết định. Ông tin tưởng những ai có nhân tướng thành tỷ phú nhưng vì một lý do nào đó mà họ chưa thể phát triển.
Con người tốt
Chỉ xuất hiện trong 4 tập Shark Tank Việt Nam, nhưng nhà đầu tư khách mời Nguyễn Thanh Việt gây bất ngờ khi liên tục "lội ngược dòng" cam kết đầu tư vào phút chót. Ông chủ Intracom cho biết, tiêu chí quan trọng nhất để nhìn nhận một doanh nghiệp là con người.
"Một mô hình kinh doanh có đề án tốt, thị trường rộng, tài chính ổn định nhưng không có con người tốt sẽ thất bại. Yếu tố con người thể hiện ở lòng tin của nhân viên vào nhà lãnh đạo. Doanh nghiệp đảm bảo con người tốt đều xứng đáng để tôi đầu tư", ông nhấn mạnh.
Theo ông, chữ "tín" là bí quyết kinh doanh thành công. Người khởi nghiệp nên bắt đầu học giữ chữ tín, sau đó làm những việc là thế mạnh bản thân.
Ý tưởng đột phá, mới lạ
Phạm Thanh Hưng – Phó chủ tịch Tập đoàn Cen - gây ấn tượng với một loạt phát ngôn "chất" trong Shark Tank Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng là "cá mập" chính "săn mồi" ít nhất.
Doanh nhân nhận định, mỗi nhà đầu tư có một sở trường, "khẩu vị" riêng. Khác mọi người, ông không quan tâm kết quả kinh doanh của start-up. Thay vào đó, ông đánh giá cao ý tưởng mang tính đột phá, thú vị, giải quyết bài toán cấp thiết trong xã hội.
Phó chủ tịch tập đoàn CEN khuyên người khởi nghiệp nên hiểu rõ điểm mạnh của bản thân và doanh nghiệp. "Khi tham gia đầu tư, tôi sẽ gây áp lực cho người đứng đầu, khiến họ vượt qua sự án toàn, lười biếng. Tôi lựa chọn những nhân tố chịu được áp lực đó", ông nói.
Ông còn thổ lộ rằng, sau Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên, một start-up từ chối nhận tiền do doanh thu tăng vọt, kết quả kinh doanh khởi sắc sau khi lên sóng truyền hình. Tuy nhiên, "shark" Hưng vẫn tiếp tục thẩm định công ty vì ngoài tiền, ông còn giúp nhà sáng lập mở rộng tư duy, kinh nghiệm thương trường.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Dịch tả heo tịa trung quốc liệu có ảnh hưởng tới giá?



Trong những cập nhật mới nhất gần đây của chũng tôi dịch tả lợn đã diễn biến khá mạnh trên thị trường trung quốc, liệu rằng đây có ảnh hưởng gì đến giá heo tại việt nam?

Bệnh dịch tả heo châu Phi, chỉ ảnh hưởng tới heo nuôi và heo rừng, đã được phát hiện tại ít nhất 3 địa phương trên cả nước. Hàng chục ngàn con heo đã chết và bị giết trong nỗ lực ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh gây chết cao.

Bệnh dịch bùng phát tại thời điểm Trung Quốc đang tìm cách chuyển đổi từ nuôi heo nhỏ lẻ sang hoạt động chăn nuôi quy mô lớn, nơi chất thải và sự lây lan của dịch bệnh có thể được kiểm soát tốt hơn.

Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, phía Đông Liên Vân Cảng, 15.000 con heo đã bị tiêu hủy sau khi dịch bệnh được phát hiện vào tuần trước. Các thanh tra đã phát hiện 615 con heo bị nhiễm bệnh và 88 con chết. Các biện pháp đã được triển khai để xử chùng nhiễm độc và ngăn chặn dịch bệnh lây lan sang những nông trại khác.

Đầu tháng, Thẩm Dương tại miền Đông Bắc là tỉnh báo cáo sự bùng phát dịch bệnh đầu tiên tại Trung Quốc với 47 con heo bị nhiễm bệnh, tất cả đều chết. Heo nhiễm dịch bệnh cũng được phát hiện vào tuần trước tại một lò giết mổ tại thành phố Trịnh Châu, nơi chúng được chuyển đền từ Jiamusi ở miền Bắc xa xôi. Các nhà chức trách đang tìm hiểu tại nguồn gốc bùng phát dịch bệnh, với tất cả 30 con heo nhiễm bệnh đều chết. Đợt bùng phát mới đây nhất là tại Chiết Giang.

Mặc dù, tình hình dịch bệnh hiện tại khiến người tiêu dùng giảm nhu cầu tiêu thụ thịt heo, khiến nhiều hộ chăn nuôi hoảng loạn bán tháo song những tác động này vẫn chưa quá mạnh đối với thị trường heo.

Ví dụ, tại Chiết Giang, nơi đợt bùng phát dịch bệnh thứ 4 được phát hiện, giá heo trung bình giảm khoảng 0,1 nhân dân tệ trong 10 ngày gần đây. Hay tại chợ bán buôn Xinfadi, một trong ba chợ lớn nhất của Bắc Kinh, giá thịt heo trắng đang ở mức tốt, hoạt động tiêu thụ đầu cuối không bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh.

Cạn vốn hoạt động, hai nhà khoa học phải gõ cửa Shark Tank

Mặc dù sở hữu công nghệ tương lai có ích cho cộng đồng, nhưng startup Plasma Việt Nam lại bị thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh. May mắn xảy ra khi hai nhà sáng lập của startup này đã tham gia gọi vốn tại Shark Tank và bất ngờ nhận được đầu tư 17 tỷ đồng.
Mở đầu tập 7 Shark Tank Việt Nam là lời mời chào đầu tư đến từ hai nhà khoa học Nguyễn Thế Anh và Tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng với sản phẩm Plasma - công nghệ mới giúp cho vết thương lành nhanh.
Hai nhà sáng lập Đỗ Hoàng Tùng và Nguyễn Thế Anh.
Sản phẩm này đã được bộ y tế cấp phép và đưa vào ứng dụng, có hàng ngàn căn bệnh đã được điều trị, đặc biệt là rất tốt cho sản phụ. Nhà đồng sáng lập của Plasma Đỗ Hoàng Tùng cũng chính là tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam được bộ y tế công nhận sáng chế Plasma.
Công ty Plasma Việt Nam được thành lập từ năm 2015 với 4 nhà đồng sáng lập. Với giá bán 700 triệu/máy, hiện công ty chỉ mới chính thức bán được 2 cái, 12 cái đang trong giai đoạn ký kết với các bệnh viện. Đặc điểm của cỗ máy Plasma là có nguyên vật liệu tiêu hao, nên doanh số thu về chủ yếu đến từ nguyên vật liệu tiêu hao.
Plasma hiện đang lỗ 2,1 tỷ đồng. Vốn điều lệ 5 tỷ đồng nhưng vốn thực góp để hoạt động trong suốt 2,5 năm vừa qua lên đến 30 tỷ đồng. Thế Anh thành thật cho biết, hơn 70 sản phẩm của Plasma đang được gửi cho các bệnh viện dùng thử miễn phí, còn khoảng 30 máy đang tồn kho đợi bán.
Shark Hưng hóm hỉnh nhận xét: "E rằng các bạn làm kinh doanh thì nhân loại sẽ mất đi một nhà khoa học giỏi và sẽ có một nhà kinh doanh tồi". Không phủ nhận, Thế Anh mạnh dạn bày tỏ muốn nhận được sự giúp sức từ các nhà đầu tư. Startup cũng bày tỏ tham vọng muốn doanh số năm nay đạt được từ 15 – 20 tỷ đồng.
Shark Hưng cho rằng hai nhà sáng lập của Plasma chưa vững về kinh doanh
Shark Hưng cho rằng hai nhà sáng lập của Plasma chưa vững về kinh doanh
Nhanh chóng nhận định y tế không phải là lĩnh vực thế mạnh, hai nhà đầu tư Quỹ Shark Thái Vân Linh và Dzung Nguyễn là những người đầu tiên đưa ra lời từ chối.
Dày dạn kinh nghiệm làm việc với startup sau mùa 1 của Shark Tank, khi trình bày có thể "vẽ lên tương lai rất đẹp" nhưng thực tế lại có sự khác biệt, Shark Phú đưa ra lời đề nghị tương đối chắc chắn, ông sẽ đầu tư 17 tỷ đồng cho 30% dưới dạng trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 10%/năm, sau 2 năm đạt KPI sẽ chuyển thành cổ phần.
Đánh giá Plasma là ứng dụng mới và mang tính ứng dụng cao, Shark Hưng và Shark Việt quyết định cùng nhập cuộc với lời đề nghị đầu tư 17 tỷ cho 20% cổ phần, kèm điều kiện nhà đầu tư sẽ giải ngân trước 6 tỷ, nếu đạt KPI sẽ tiếp tục giải ngân. Riêng Tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng phải nắm giữ 51% cổ phần Plasma, và trong 3 năm các nhà sáng lập không được exit.
Không chấp nhận bị pha loãng số cổ phần, startup chỉ chia sẻ với Shark 12%, giải ngân trước 6 tỷ và có quyền mua thêm 3% cổ phần với giá 11 tỷ. Tuy nhiên, yêu cầu này bất thành khi Shark Hưng quyết không nhún nhường startup, nhà đầu tư vẫn muốn giữ nguyên ý định đầu tư 17 tỷ cho 20%, cùng quyền biểu quyết 12%.
PCT CenLand cho hay: "Tôi có chiến lược để các bạn có thể đi xa hơn rất nhiều, ứng dụng plasma không chỉ có câu chuyện chữa bệnh này, mà plasma có rất nhiều lĩnh vực mênh mông khác. Nếu các bạn nắm được Plasma – công nghệ của tương lai thì các bạn còn rất nhiều đất để dụng võ".
Cuối cùng, kết thúc viên mãn đã diễn ra với cái gật đầu của hai nhà đồng sáng lập Plasma Việt Nam. Sự gia nhập của hai nhà đầu tư đến từ CenLand và INTRACOM đã mở ra cơ hội để Plasma Việt Nam có thể phát huy những tiềm năng của công nghệ mới, đầy tính ứng dụng này rộng rãi hơn, góp phần nâng cao chất lượng nền y tế nước nhà.
Thương vụ khép lại thành công khi startup nhận lời mời đầu tư của Shark Hưng và Shark Việt
Thương vụ khép lại thành công khi startup nhận lời mời đầu tư của Shark Hưng và Shark Việt
Cùng theo dõi Shark Tank Việt Nam mùa 2 vào lúc 20h30, tối thứ 4 hàng tuần trên kênh VTV3 để đón xem những thương vụ ấn tượng tiếp theo.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Thị trường heo hơi giá đang tuột dốc không phanh



Giá heo hơi sau hàng loạt những đợt tăng giá mạnh đã có tín hiệu hạ nhiệt trong những ngày qua nhiều thông tin cập nhật cho biết giá heo sẽ còn tiếp tục hạ tuy nhiên vẫn sẽ giữ được mức giá ổn.



“Dù đã giảm, nhưng với mức giá trên người nuôi heo vẫn đang có lời. Gia đình tôi cũng đang tăng đàn gấp đôi để phục vụ nhu cầu thị trường”, anh Hoàng nói.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai xác nhận, giá heo đang hạ nhiệt xuống mức 50.000 đồng một kg và vẫn có xu hướng giảm. Nguyên nhân hạ là do giá heo hơi đã tăng quá nhanh trong thời gian ngắn và tăng cao hơn đáng kể so với nhiều nước trong khu vực.



Do đó, Bộ Nông nghiệp đã chỉ đạo các tỉnh thành cố gắng điều chỉnh không để giá heo tăng phi mã. Song song đó, nhu cầu tiêu dùng cũng giảm do rơi vào rằm tháng 7 âm lịch, một bộ phận người dân chuyển sang ăn chay.

Mặt khác, lượng heo nuôi trong dân cũng không còn hiếm như trước. Người nuôi đang ồ ạt tăng đàn bất chấp khuyến cáo. Tại Đồng Nai, theo ông Đoán, hiệp hội đã ghi nhận lượng tăng đàn trong dân lên tới 30%.

Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, người dân không nên tăng đàn ồ ạt, bởi nhu cầu nội địa không quá cao. Trong khi đó, thị trường nhập khẩu heo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đang bùng phát dịch “sốt heo châu Phi (ASF)”, khiến nhiều nhà máy giết mổ lớn đã phải đóng cửa.

Lũ lụt làm trầm trọng tình trạng thiếu hụt cà phê robusta t��i Ấn Độ

Mưa lớn và lũ lụt tại các vùng trồng cà phê ở Kerala và Karnataka đã làm tình trạng thiếu hụt cà phê robusta trở nên trầm trọng hơn, tác động mạnh tới các nhà xuất khẩu và sản xuất trong nước.
Sản lượng cà phê robusta, chiếm phần lớn lượng cà phê xuất khẩu từ Ấn Độ và là nguyên liệu chính cho cà phê hòa tan, đã giảm 10 - 20% trong năm ngoái so với dự báo của Cơ quan quản lý cà phê là 221.000 tấn. Thời tiết khắc nghiệt dự kiến ​​sẽ làm sản lượng vụ thu hoạch tiếp theo, dự kiến ​​sẽ diễn ra vào tháng 12, giảm mạnh. Trong khi đó, mùa vụ cà phê arabica không bị ảnh hưởng nhiều.
"Trong tình hình hiện tại, chúng tôi có thể thiếu tới 20% khi chúng tôi mong đợi một mùa cà phê robusta tốt hơn", ông N Sathappan, giám đốc SLN Coffee, công ty thu mua cà phê với khối lượng lớn để xuất khẩu và bán trong nước, cho biết. Công ty hiện diện tại thị trường địa phương thông qua thương hiệu Levista.
Ảnh minh họa.
Mưa lớn đã gây ra thiệt hại trên diện rộng đối với cây cà phê ở một số khu vực của Kodagu ở Karnataka và Wayanad ở Kerala. Nguồn cung thiếu hụt đã làm tăng giá cà phê robusta trên thị trường tăng hơn 10 rupee/kg lên 135 - 140 rupee/kg.
"Giá sẽ tiếp tục tăng tại các cửa hàng trong những tháng tới. Tuy nhiên, nếu có đủ nắng, cây cà phê robusta có thể phục hồi. Bức tranh chỉ có thể rõ ràng hơn vào cuối tháng 9", theo ông MN Jaideep, quản lý của J Thomas India, một công ty bán đấu giá cà phê.
Trong một kịch bản như vậy, các nhà sản xuất địa phương đã chọn chờ đợi và nhận lấy sự mất mát.
"Chúng tôi không thể tăng giá cà phê bán lẻ", ông Sathappan nói.
Giá cà phê cao hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu, vốn đang trì trệ. "Xuất khẩu cà phê trong năm 2018 có thể giảm 10%. Khối lượng xuất khẩu có thể giảm trong những tháng tới vì giá cà phê nội địa cao hơn giá quốc tế", ông MP Devaiah, người đứng đầu công ty xuất khẩu Coffee of Allanasons, cho biết.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Giá xăng dầu hôm nay (27/8) quay đầu giảm do lo ngại nhu cầu đi xuống

Giá xăng dầu hôm nay (27/8) diễn biến trái chiều trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại rủi ro nguồn cung tăng cũng như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ làm giảm nhu cầu dầu thô.
Tại thời điểm 6h43 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent đi ngang ở mức 76,13 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI giảm 0,1% xuống 68,64 USD/thùng.
Gía xâng dầu hôm nay (27/8) diễn biến trái chiều do nhà đầu tư lo ngại nhu cầu giảm
Giá dầu hôm thứ Sáu (24/8) tăng trước dấu hiệu sản lượng dầu thô của Iran và Mỹ được thắt chặt.
Tại Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu WTI giao trong tháng 10 tăng 1,3% lên 68,72 USD/thùng. Cùng lúc đó, tại Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent tăng 1,34% lên 75,73 USD/thùng.
Tính chung cả tuần trước, giá dầu WTI và dầu Brent tăng mạnh lần lượt 4,2% và 5,5%.
Theo Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes, số lượng giàn khoan Mỹ tuần qua giảm 9 giàn xuống 860 giàn, dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu Mỹ đang được thắt chặt.
Giá dầu trong phiên giao dịch cuối tuần vẫn tăng dù cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc không đạt kết quả như kỳ vọng. Nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực từ thuế quan, khiến nhà đầu tư lo ngại nhu cầu dầu thô của quốc gia này sẽ giảm.
Một yếu tố khác cũng hỗ trợ giá dầu là sản lượng dầu thô của Iran giảm do lệnh trừng phạt của Mỹ. Lượng dầu thô xuất khẩu của nước này trong nửa đầu tháng 8 giảm 700.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, nhà đầu tư tiếp tục chú ý đến rủi ro nguồn cung dầu thô tăng, gây áp lực lên giá xăng dầu, bất chấp dấu hiệu cho thấy lệnh trừng phạt Mỹ áp lên Iran khiến nguồn cung được thắt chặt.
Giá xăng Mỹ lúc 6h45 ngày 27/8 (giờ Việt Nam) giảm 0,1% xuống 1,97 USD/gallon.
Giá xăng 95 Singapore giao tháng 9 lúc 16h12 ngày 24/8 (giờ địa phương) tăng 0,98% lên 85,7 USD/thùng. Hợp đồng xăng 92 giao tháng 9 tăng 1,1% lên 83,5 USD/thùng.

Giá cà phê hôm nay 27/8 duy trì ở mức thấp

Cục Xuất du nhập dự đoán những tháng cuối năm 2018, giá cà phê duy trì ở mức thấp. Cục khuyến cáo tổ chức và người trồng cà phê thận trọng dự trữ, giá cà phê mang thể tiếp diễn giảm khi vào vụ thu hoạch mới của Việt Nam, bắt đầu từ tháng 10.
Đáng chú ý, ngày 20/8, cà phê robusta chạm đáy hơn hai năm, ở mức 33.100 đồng/kg tại tỉnh giấc Lâm Đông và 33.700 đồng/kg tại tỉnh giấc Đắk Lắk. Tại những kho nói quanh khu vực TP HCM, giá cà phê robusta loại R1 sở hữu chi phí 35.400 đồng/kg, giảm 2,7% so sở hữu ngày 10/8, và giảm 3,5% so mang cùng kỳ tháng 7.
Giá cà phê xuất khẩu 15 ngày đầu tháng 8 giảm tới 23,9% so mang cộng kỳ năm ngoái xuóng 1.824 USD/tấn. Lũy kế tới ngày 15/8, giá cà phê xuất khẩu đạt một.916 USD/tấn, giảm 15,3% so có cùng kỳ năm 2017.
Cục Xuất du nhập dự báo, những tháng cuối năm 2018, giá cà phê duy trì ở mức phải chăng. Cục khuyến cáo công ty và người trồng cà phê cần thận trọng trong việc dự trữ cà phê, giá cà phê mang thể tiếp diễn giảm lúc vào vụ thu hoạch mới của Việt Nam, tính từ lúc tháng 10.
Cục Xuất nhập cảng cũng cho biết thêm, ở thị phần toàn cầu, giá cà phê cũng giảm xuống mức rẻ nhất tính từ lúc năm 2013 do cuộc khủng hoảng vốn đầu tư ở Thổ Nhĩ Kỳ tác động đến thị phần nguồn vốn tại các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Brazil.
Trên sàn giao dịch London ngày 20/8, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 9 giảm 1,7% so có ngày 10/8 xuống còn 1.643 USD/tấn. Trên sàn giao dịch New York, ngày 20/8 giá cà phê rrabica giao kỳ hạn tháng 9 giảm 6% so sở hữu ngày 10/8, xuống mức 101,2 UScent/pound.
Đồng nội tệ của rộng rãi nước cung ứng cà phê tiếp tục mất giá, trong khi thu hoạch vụ mới ở Brazil đang bước vào công đoạn cuối là những nhân tố ảnh hưởng tới giá cà phê. Theo nhà giải đáp - Nhận định Safras & Mercado ở Sao Paulo, hiện nông dân Brazil đã thu hoạch được 88% vụ mùa mới, ước tính khoảng 38 triệu bao arabica và khoảng 16 triệu bao robusta. Số còn lại khoảng 7,3 triệu bao arabica đang tiếp tục thu hoạch.
Tại Đông Nam Á, thị phần đàm phán cà phê kém nở rộ do tồn kho phải chăng khi Việt Nam ở cuối niên vụ 2017 - 2018, dự định chấm dứt vào tháng 9. Tại Indonesia, mức chênh lệch giá cà phê tăng lên để bù đắp cho giá giảm trên sàn giao dịch London, nhưng lại làm cho sức sắm giảm trong bối cảnh nguồn cung dồi dào trong vụ thu hoạch chính của nước này. Bên cạnh đó, giới nhà buôn với tâm lý chờ đợi diễn biến mới trên sàn giao dịch London.

Tăng giảm giá heo không đồng đều nhiều khu vực


Trong bản tin cập nhật sự báo giá heo hơi hôm qua thì giá heo hiện tịa đnag cí nhiều thay đổi, liên tục biến động về giá, và theo sáng nay giá heo đang tăng giẳm không đồng đều nhiều nơi.

Theo báo Công An Nhân Dân, thời gian gần đây giá lợn hơi xuất bán ở mức cao với giá từ 50.000- 52.000/kg đã kích thích người chăn nuôi ở “thủ phủ” chăn nuôi Đồng Nai phát triển đàn rất nhanh.

Hiện tổng đàn lợn của địa phương này đã đạt mức gần 2,5 triệu con, tăng hơn 400.000 ngàn con so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy đa số lượng lợn tăng đàn gần đây đều còn nhỏ nên đây cũng là mối lo về lâu dài của người nuôi...

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, DN trong nước đã nhập về trên 20.000 tấn thịt lợn thành phẩm các loại với giá đã bao gồm thuế phí chỉ ở mức hơn 30.000 đồng/kg, bằng 1/3 giá thịt lợn trong nước bán lẻ ngoài chợ.



Theo một số nhà quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi, giá thịt lợn trong nước ở mức cao như hiện nay, chắc chắn các DN sẽ còn tiếp tục nhập thịt lợn thành phẩm từ nước ngoài về tiêu thụ. Thịt lợn thành phẩm nhập khẩu với giá rẻ như vậy sẽ tác động không ít trong việc kéo giá thịt lợn trong nước giảm xuống.

Đồng thời, giá thịt lợn thành phẩm nhập khẩu rẻ như vậy cũng là điều mà chính người nuôi lợn trong nước phải tự nhìn nhận lại vấn đề chi phí và hiệu quả chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá lợn cao hiện nay là do thời gian trước đó người nuôi bỏ đàn nhiều. Song nguồn thịt lợn ở Đồng Nai không vì thế mà thiếu hụt, mà ngược lại vẫn đảm bảo cung ứng cho nhu cầu thị trường nội địa; giá lợn xuất chuồng neo cao như vậy chỉ mang tính cục bộ chứ không phải giá sốt do không còn nguồn cung.

Hiện TP Hồ Chí Minh vẫn là nơi tiêu thụ nguồn lợn lớn nhất của Đồng Nai, trung bình mỗi ngày khoảng 5.000 con. Số lượng này dù có giảm so với thời gian trước nhưng thực tế là giảm về lượng tiêu thụ chứ không phải thiếu hụt nguồn lợn cung cấp cho các chợ đầu mối của thành phố.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Việc giá heo tăng giảm không đều sẽ tiếp tục diễn ra



Với những tin tức của những chuyên gia dự báo giá heo hơi những ngày trước, giá heo sẽ giảm trong những ngày sắp tới, tuy nhiên giá heo hơi hiện tịa đang tăng giảm khá bất thường và không đồng đều, sáng nay cập nhật miền bắc có tín hiệu thay đổi.

Trên thị trường heo hơi Trung Quốc, giá heo hơi bình quân giảm trở lại 0,03 nhân dân tệ xuống 13,57 nhân dân tệ/kg (tương đương 45.877,36 đồng/kg). Nhìn chung trên cả nước, hiện đã phát hiện 4 trường hợp bùng phát bệnh dịch tả heo châu Phi, một số người chăn nuôi lo ngại đã lựa chọn nhanh chóng xuất heo để đảm bảo an toàn. Nguồn cung trên thị trường sẽ tăng lên, trong khi thịt trắng tại chợ bán buôn Xinfadi đang ở mức tốt, hoạt động tiêu thụ đầu cuối không bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh.

Nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan, chắc chắn tác động mạnh hơn đến việc tiêu thụ cuối cùng và do đó làm giảm giá heo hơi. Các chuyên gia khuyến cáo, những đàn heo đến tuổi xung quanh khu vực bùng phát dịch bệnh nên được giết mổ ngay.
Giá heo hơi có thể biến động trở lại vào tuần tới.


Tại Mỹ, hợp đồng heo giao tháng 10 tiếp tục giảm 2,425 US cent xuống 51,175 US cent/pound, trong khi hợp đồng giao tháng 12 giảm 0,8 US cent xuống 50,857 US cent.

Giới thương lái đang chờ đợi thông tin từ các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, người mua chính thịt heo Mỹ. Cụ thể, Nhà Trắng cho biết các nhà đàm phán đã kết thúc hai ngày thảo luận và bàn về cách đạt được sự công bằng, cân bằng và có đi có lại trong mối quan hệ kinh tế, gồm cả việc giải quyết các vấn đề cấu trúc tại Trung Quốc.

>>>Xem nguồn giá heo hơi: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-lon-hoi.topic

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Khai giảng khóa đào tạo chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ

Chiều ngày 23/8, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ trong khuôn khổ dự án MOAP. Tổng số có 30 học viên tham gia khóa đào tạo

Khai giảng khóa đào tạo chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ huyện Lương Sơn.
Sản xuất chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ là xu thế phát triển tất yếu đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thị trường hàng hóa cạnh tranh, làm gia tăng giá trị ngành chăn nuôi, trồng trọt. Khóa đào tạo huấn luyện chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ nhằm trao đổi và chia sẻ những kiến thức, thông tin, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ tới đối tượng học viên có nhu cầu đào tạo, giúp bà con nông dân vận dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập. Nội dung tập trung vào khái niệm nông nghiệp hữu cơ và các nguyên tắc, khái niệm riêng về chăn nuôi hữu cơ và các tiêu chuẩn PGS (chăn nuôi hữu cơ). Bên cạnh đó, khóa huấn luyện đi sâu và hướng dẫn học viên những yêu cầu chung trong thiết kế chuồng trại, tiêu chuẩn giống, dinh dưỡng trong sản xuất chăn nuôi hữu cơ, cách phòng và trị một số bệnh ở lợn, gà, đồng thời huấn luyện phương pháp giám sát và đảm bảo chất lượng theo chuỗi PGS