Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Dòng vốn mới Trung Quốc đổ vào Việt Nam: Phấp phỏng...lo

Chơi với một người mạnh hơn, giỏi hơn mà không tỉnh táo là tự đẩy mình vào bẫy được giăng sẵn' - LS Trương Thanh Đức.
PV:- Thưa ông, Ngân hàng Trung Quốc tại TP.HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (SZSE) - Trung Quốc tổ chức hội nghị thu hút vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam.

Mục tiêu của hội nghị nhằm liên kết, hợp tác với các công ty chứng khoán Việt Nam để thu hút, huy động nguồn vốn từ Trung Quốc đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ông bình luận  thế nào về sự kiện trên? Sự kiện trên sẽ mở ra cơ hội gì cho Việt Nam trong thu hút vốn từ Trung Quốc?

LS Trương Thanh Đức:- Cá nhân tôi vẫn đánh giá đây là cơ hội tốt giúp cho Việt Nam có thêm nhiều điều kiện thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Rõ ràng, Việt Nam phải có tiềm năng, có uy tín, có năng lực... thì Trung Quốc mới nhắm tới. Ở đây là mối quan hệ thương mại, có vay thì có trả, nếu không đủ năng lực trả nợ chắc chắn không một quốc gia nào dám cho vay.

Dong von moi Trung Quoc do vao Viet Nam: Phap phong...lo
Chưa đủ điều kiện thì nên cân nhắc, tính toán thật kỹ trong hợp tác đầu tư. Ảnh minh họa
Vấn đề còn lại nằm ở chính phía Việt Nam, tức là chúng ta sẽ sử dụng nguồn vốn đó thế nào? Tận dụng cơ hội để để bứt phá, phát triển ra sao? Câu chuyện ở Việt Nam lâu nay không phải là việc có vay được vốn hay không và vay của nước nào mà là vấn đề quản lý đồng vốn chưa hiệu quả gây thất thoát, lãng phí... khiến nợ công tăng cao. Nếu những tồn tại đó chưa được khắc phục thì càng đi vay sẽ càng nguy hiểm.

Tôi lấy ví dụ, ở Việt Nam rất nhiều đại gia giàu có, có uy tín, có năng lực nhưng lại dễ chết hơn những người vốn ít, làm cò con. Việc này rất dễ hiểu, vì tâm lý chung là càng giàu càng muốn làm to, khi có tiền sẽ muốn mở rộng quy mô sản xuất, để mở rộng được quy mô họ sẽ phải vay thêm vốn. Trong giới hạn nhất định sẽ khiến họ gặp khó khăn trong công tác quản lý, điều hành, dẫn tới hiệu quả không cao, đồng vốn ngày càng bị thâm hụt, nợ vay không trả được, lỗ chồng lỗ và cuối cùng là phá sản, sập tiệm.

PV:- Trong trường hợp Ngân hàng Trung Quốc tại TP.HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (SZSE) hợp tác với các công ty chứng khoán Việt Nam thì nguyên tắc hoạt động thế nào? Cơ chế quản, điều hành ra sao, xin ông phân tích kỹ?

LS Trương Thanh Đức:- Tôi cũng chưa khẳng định được hình thức hợp tác giữa Ngân hàng Trung Quốc với các sàn chứng khoán Việt Nam theo hình thức nào. Tuy nhiên, về nguyên tắc, nếu đã là ngân hàng đại diện mở văn phòng tại Việt Nam thì hoàn toàn có quyền thực hiện giao dịch nhận - gửi vốn của nhà đầu tư thông qua các tài khoản doanh nghiệp Trung Quốc mở tại ngân hàng này.

Hoặc, có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước niêm yết trên sàn giao dịch Trung Quốc.


05
Hoặc, Ngân hàng Trung Quốc sẽ đứng ra như một kênh trung gian nhằm tuyên truyền, giới thiệu, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Trung Quốc mua chứng khoán tại Việt Nam. Thông qua các ngân hàng này, các nhà đầu tư Trung Quốc có thể yên tâm thực hiện các giao dịch mua bán mà không phải qua các ngân hàng quốc tế khác.

Vấn đề nằm ở chỗ, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hổng, hoạt động không đúng theo quy luật thế giới. Một khi, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu vào thị trường chứng khoán hoặc họ đứng ra mua gần như tuyệt đối số cổ phiếu của một tập đoàn, doanh nghiệp hay một lĩnh vực nào đó thì nguy cơ rủi ro là rất lớn.

Riêng với các nhà đầu tư Trung Quốc, Việt Nam đã có nhiều bài học cho tới nay vẫn chưa thể khắc phục được. Cụ thể, trong quan hệ thương mại, Việt Nam đã phải chịu nhiều trái đắng từ cách thức làm ăn không đàng hoàng, minh bạch từ giới thương lái, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Hàng loạt những động tác giả như thu mua cau non, mua đỉa, thanh long... giá cao rồi tự nhiên "biến mất", gây nhiễu loạn thị trường, khiến người nông dân phải chịu thiệt hại nặng nề.

​​