Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

'Cá mập' chê ứng dụng mua sắm chậm hơn rùa trong Shark Tank Việt Nam


Hagome là ứng dụng cho phép khách hàng chọn một sản phẩm trong gian hàng và đưa ra mức giá họ muốn. Sau đó, các nhà cung cấp sẽ vào trao đổi, chào giá người mua. Khách hàng có thể chọn nhà cung cấp rồi trò chuyện trực tuyến về mức giá hay hỏi đáp về sản phẩm. Cả người mua và bán đều ẩn danh trước khi quá trình thương lượng kết thúc.
Ngô Trần Công Luận - Giám đốc Công ty Hagome cùng Vũ Ngọc Nga - Phó giám đốc phụ trách SEO, Marketing Công ty Hagome, kêu gọi số vốn 2 triệu SGD cho 20% cổ phần. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.
“Nhìn tướng bạn có vẻ hợp với nghề cơ khí hơn”, ông Nguyễn Xuân Phú đoán tướng Công Luận.

Công Luận cho biết, trước đây, anh học ngành kỹ sư xây dựng. Nhưng vì thích kinh doanh nên anh đi bán sơn một thời gian. Hàng chục cửa hàng sơn nằm trên trục đường cùng cửa hàng của anh, Công Luận nhận thấy khách hàng hiếm khi quyết định mua hàng ngay tại cửa hàng đầu tiên họ tới. Họ thường bắt đầu một quá trình tìm kiếm, hỏi giá từ quán này sang quán khác. Kết thúc cuộc mua sắm, khách hàng mua sản phẩm ưng ý với giá tốt nhất.

Đánh giá cao ứng dụng mua sắm Hagome, nhưng các nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam không đầu tư do tốc độ phát triển chậm và chưa có phương án tài chính.

Là dự án khởi nghiệp cuối cùng xuất hiện trong tập 14 chương trình “Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ” phát sóng ngày 10/2, Ngô Trần Công Luận - Giám đốc Công ty Hagome - cùng người bạn đồng hành Vũ Ngọc Nga - Phó giám đốc phụ trách SEO, tiếp thị của Công ty Hagome, kêu gọi số vốn 2 triệu SGD (dollar Singapore) cho 20% cổ phần

Hiểu tâm lý người mua, Hagome giúp người mua và bán trò chuyện với nhau từ giây phút đầu tiên. Sau đó, họ sẽ có những quyết định tức thời để đưa ra giá sản phẩm tốt nhất, giúp cuộc thương lượng thành công.

Đến nay, Hagome hoạt động 6 tháng, có trên 15.000 sản phẩm và kết nối cùng 500 cửa hàng. Trung bình mỗi tháng, khoảng 2000 người truy cập ứng dụng và trong 100 cuộc thương lượng thì 10 - 12 thương vụ thành công. Chi phí vận hành ứng dụng khoảng 25.000 USD.

Ứng dụng sẽ tính tiền cho các cửa hàng khi họ bắt đầu tham gia nói chuyện với người mua hàng. Hiện tại, Hagome mang tới chính sách ưu đãi cho người sử dụng: Các cửa hàng sẽ tham gia đến lúc doanh thu bán hàng qua Hagome của họ đạt mức chi phí phải trả cho ứng dụng thì công ty mới bàn chuyện với họ. Theo tính toán của nhóm sáng lập, cuối năm 2018, Hagome đạt doanh thu đủ để duy trì hoạt động công ty.

Ông Phạm Thanh Hưng nhận thấy, nếu Hagome chỉ hợp tác với cửa hàng, họ sẽ gặp khó khăn khi nhà sản xuất không cho phép đại lý tự quyết định việc giảm giá, hoặc Sở Công Thương quy định các đơn vị bán hàng phải thông báo chính sách chiết khấu với khách mua.

“Trong tương lai, Hagome muốn liên kết với các chủ nhà cung cấp. Chúng tôi cũng muốn có cơ hội hợp tác cùng tập đoàn Sunhouse của ông Phú”, Ngọc Nga nói.

Sau khi thẳng thắn đánh giá tốc độ phát triển của một công ty công nghệ như Hagome là “chậm hơn rùa” và không có phương án kinh doanh rõ ràng, ông Nguyễn Xuân Phú nhanh chóng từ chối rót vốn.

Đồng quan điểm với ông Phú, ông Trần Anh Vương cảm thấy chưa thỏa mãn trước cách trình bày mô hình Hagome của Công Luận, Ngọc Nga.

Bà Thái Văn Linh, ông Phạm Thanh Hưng cũng cùng mối lo chung, đồng thời chỉ ra sự rủi ro lớn nếu đầu tư vào Hagome. Cuối cùng, ứng dụng Hagome không nhận được lời đề nghị đầu tư nào.

“Ý tưởng Hagome tốt, nhưng các bạn cần một ý tưởng đột phá để khách hàng nhanh chóng biết đến, và một phương án tài chính giúp công ty tồn tại trước khi phát triển. Nếu các bạn thực hiện xong hai giải pháp đó, kỳ sau tôi có thể sẽ đầu tư cho Hagome”, ông Phú đưa ý kiến trước khi chia tay Công Luận, Ngọc Nga.