Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Giá xăng dầu hôm nay 30/9: Giá dầu tiếp tục giảm do hàng tồn kho của Mỹ tăng

Giá xăng dầu hôm nay 30/9, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục đà giảm sau phiên giảm hôm qua do số hàng tồn kho của Mỹ tăng.

Giá dầu giảm vào thứ Tư sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ tăng nhiều hơn dự đoán, ngay cả khi OPEC có kế hoạch duy trì cách tiếp cận có chủ ý để bổ sung nguồn cung cho thị trường bất chấp nhu cầu trên toàn thế giới tăng mạnh.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 30/9/2021

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2022

Tokyo

47,550

-0,12

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 11/2021

ICE

77,1

-0,51

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 10/2021

Nymex

74,2

-0,28

USD/thùng


Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 4,6 triệu thùng trong tuần trước, vượt quá kỳ vọng, được thúc đẩy bởi sản lượng phục hồi khi các cơ sở ngoài khơi bị đóng cửa bởi hai cơn bão vùng Vịnh của Mỹ hoạt động trở lại.

Giá dầu thô Brent giảm 51 cent, tương đương 0,6% xuống 78,58 USD/ thùng,giảm gần 2 USD vào thứ Ba sau khi chạm 80,75 USD, mức cao nhất trong gần ba năm.

Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 45 cent, tương đương 0,6% xuống 74,84 USD/thùng, sau khi giảm 0,2% trong phiên trước.

Các kho dự trữ dầu, xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ đã tăng trong tuần trước, theo Bộ Năng lượng Mỹ. Sản lượng của Mỹ đã tăng lên 11,1 triệu thùng/ngày, gần bằng với mức sản lượng trước khi cơn bão Ida đổ bộ khoảng một tháng trước.

Sản xuất tại Mỹ đã không thể lấy lại mức đã thấy vào cuối năm 2019, khi sản lượng tăng lên gần 13 triệu thùng/ngày. Sản lượng đá phiến chậm phục hồi, thắt chặt nguồn cung toàn cầu do OPEC miễn cưỡng tăng hạn ngạc

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Doanh nghiệp lo giá cà phê quay đầu giảm vì không thể xuất hàng

Việc giãn cách xã hội khiến hoạt động chế biến và xuất khẩu cà phê bị trì hoãn. Cùng với đó, sương giá và thời tiết khắc nghiệt tại Brazil càng khiến thị trường lo ngại việc nguồn cung cà phê cho thế giới thời gian tới sẽ giảm mạnh. Điều này đã đẩy giá cà phê lên mức cao nhất trong 4 năm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 đạt 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 12% về trị giá so với tháng 7.

Việc giá cước vận tải tăng từ Việt Nam đi EU và Mỹ quá cao và tình trạng thiếu container khiến doanh nghiệp điêu đứng, không thể xuất được hàng.

Trao đổi với người viết, ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho biết hiện nay hàng tồn kho không thể bán đi được vì không thể thuê container và cước tàu quá cao.

"Trước đây, chỉ mất 5 - 10 ngày để vận chuyển xong một chuyến hàng sang các nước nhưng hiện nay phải mất tới 2 - 3 tháng mới vận chuyển xong. Chưa bao giờ hàng tồn kho nhiều như năm nay", ông Hiệp cho biết.

Bên cạnh đó, ông Hiệp tỏ ra lo ngại nếu tình hình nay kéo dài sẽ dẫn đến dòng tiền của doanh nghiệp bị bế tắc và rủi ro khách hàng nước ngoài sẽ ép giá đối với số hàng tồn kho. 

"Nguy hiểm hơn khi vụ thu hoạch của người dân đang đến gần (tháng 11), nguồn cung dồi dào, nếu hàng không xuất được, nguy cơ giá cà phê đảo chiều sẽ cao", ông Hiệp cho biết.

Theo dữ liệu từ Refinitiv, giá cà phê thế giới arabica giao sau đã tăng khoảng 45,8% trong năm nay, trong khi giá cà phê robusta tăng 52,2%, theo dữ liệu từ Refinitiv.

Còn tại Việt Nam, giá cà phê ở thị trường nội địa cũng tăng khoảng 25% lên 40.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giá cao nhất trong 4 năm trở lại đây.

Doanh nghiệp lo giá cà phê quay đầu giảm vì không thể xuất hàng - Ảnh 1.

Diễn biến giá cà phê các tỉnh khu vực Tây Nguyên, (Số liệu: tintaynguyen.com. Đồ thị: H.Mĩ)

"Lúc này doanh nghiệp Việt Nam không còn tiền để xoay xở. Kho bãi hạn chế nên sức chứa không đủ và khó khăn trong việc luân chuyển hàng hóa", ông Hiệp cho biết.

Tình hình càng trở nên "nóng" hơn khi thị trường dần bước vào những tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh ở các nước tiêu thụ lớn như Mỹ và Châu Âu nhằm phục vụ các dịp lễ, tết cuối năm.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-lo-gia-ca-phe-quay-dau-giam-vi-khong-the-xuat-hang-20210925002752474.htm

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng kỷ lục trong khi nhu cầu yếu do tác động của dịch COVID-19

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), vụ sản xuất mía đường đã kết thúc với sản lượng đường gần 690 nghìn tấn đường giảm khoảng 10% so với vụ trước. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-virus-corona-224.htm

Tuy nhiên, số liệu của tổng cục Hải quan cho thấy lượng đường nhập khẩu  trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng, đạt ngưỡng cao nhất từ trước đến nay với lượng khoảng 782 nghìn tấn, trị giá hơn 367 triệu USD.

Đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng kỷ lục trong khi nhu cầu yếu do tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Nguồn: VSSA

Trong khi đó nhu cầu về đường đã xuống đến mức thấp nhất trong 2 tháng gần đây dưới tác dụng của dịch bệnh dẫn đến việc giãn cách xã hội, hạn chế hàng hóa lưu thông. 

Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu hoàn toàn làm chủ thị trường và nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Theo số liệu của tổng cục Hải Quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2021 đã tiếp tục xảy ra hiện tượng bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ một số quốc gia ASEAN. Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Laos, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đã gia tăng tới 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 400 nghìn tấn.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/duong-nhap-khau-vao-viet-nam-tang-ky-luc-trong-khi-nhu-cau-yeu-do-tac-dong-cua-dich-covid-19-20210812160534031.htm

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

Ngọc Trinh đã khiến nhiều người phải bất ngờ khi khoe tài khoản sở hữu gần 187 bitcoin



Hôm 11/5, người mẫu Ngọc Trinh bỗng khiến cộng đồng nhà đầu tư tiền ảo không khỏi bất ngờ khi tiết lộ bản thân cũng là một người chơi trong lĩnh vực này. Đang nổi lên như một xu thế đầu tư mới, tiền ảo đang gây sốt trên toàn thế giới.
Tuy nhiên việc Ngọc Trinh cũng xuất hiện trong cộng đồng đầu tư tiền ảo rõ ràng là một điều vô cùng bất ngờ khi người đẹp này vốn thường khá kín tiếng trong lĩnh vực đầu tư.

Trên trang cá nhân của mình, Ngọc Trinh tiết lộ cô đang sở hữu lượng tiền ảo có giá trị tương đương 187 bitcoin. Vào thời điểm 16h ngày 11/5, giá 1 bitcoin rơi vào khoảng 55.700 USD, đồng nghĩa khối tài sản tính bằng tiền ảo của Ngọc Trinh là hơn 10,4 triệu USD (gần 240 tỷ đồng).


Ngọc Trinh khoe tài khoản tiền ảo của mình (Ảnh chụp màn hình)

Ngoài Bitcoin, người đẹp này cũng tiết lộ cô đang đầu tư vào hai đồng tiền ảo là SHIB và DOGE, những đồng tiền ảo đang nổi lên thời gian gần đây. Trên CoinMarketCap, đồng DOGE đứng vị trí thứ tư với giá trị 1 DOGE đổi 0.5219 USD, trong khi SHIB ở vị trí thứ 17 với giá trị 1 SHIB đổi 0.00003241 USD (tính đến 4h ngày 11/5/2021).


>>>Xem tiếp:https://vietnambiz.vn/ngoc-trinh-khoe-tai-khoan-gan-187-bitcoin-to-san-giao-dich-quyt-2-trieu-usd-20210511164944532.htm

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Khu phố khách Nga ở Mũi Né 'cửa đóng then cài'

   



Nguồn:https://vietnambiz.vn/khu-pho-khach-nga-o-mui-ne-cua-dong-then-cai-2021050516080246.htm

Dọc tuyến đường ven biển Nguyễn Đình Chiểu, TP Phan Thiết, cảnh tượng vắng vẻ, đìu hiu bao trùm khi nhiều quán xá, nhà hàng, khách sạn,... tạm dừng hoạt động.





Tháng 8/2020, Khu du lịch Mũi Né, tỉnh Bình Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Khu du lịch quốc gia.



Khu du lịch quốc gia Mũi Né nằm trên dải đất ven biển từ xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong đến hết ranh giới phường Phú Hài, TP Phan Thiết; có diện tích khoảng 14.760 ha, trong đó diện tích vùng lõi tập trung phát triển hình thành các khu chức năng du lịch là khoảng 1.000 ha.




Tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, đoạn đi qua địa phận phường Hàm Tiến (TP Phan Thiết) được biết đến là thiên đường du lịch của Bình Thuận. Nơi đây tập trung hàng loạt dự án nghỉ dưỡng với quy mô lớn nhỏ, nằm rải rác dọc 15 km ven biển.

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

Tuyến giao thông trọng điểm của TP Thủ Đức

  



Với việc hợp nhất ba quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9, TP Thủ Đức là nơi tập trung nhiều công trình giao thông lớn của TP HCM như cao tốc, quốc lộ, đường vành đai,...


Toàn cảnh những tuyến giao thông trọng điểm của TP Thủ Đức. (Ảnh: Justin Bui).

Quốc lộ 1A


Quốc lộ 1A đoạn qua TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 10 km. Tuyến đường này chạy men theo bờ phía Bắc của thành phố, là nơi tập trung nhiều phương tiện trọng tải lớn lưu thông.


Từ Đông - Tây, tuyến đường này sẽ kết nối khu vực Suối Tiên đến Ngã ba Trạm 2, chạy theo hướng Tây Bắc, đi qua địa phận phường An Bình (TP Dĩ An, Bình Dương), sau đó tiếp tục đi vào địa phận TP Thủ Đức và kết thúc tại cầu Bình Phước.
Quốc lộ 13


Quốc lộ 13 đoạn qua TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 6 km, nằm ở phía Tây của thành phố, bắt đầu từ cầu Vĩnh Bình, đi qua Quốc lộ 1A và đường Phạm Văn Đồng trước khi kết thúc tại cầu Bình Triệu. Do kết nối TP HCM với các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, đây cũng là tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn.
Đường Phạm Văn Đồng - Vành đai 1


Đại lộ Phạm Văn Đồng là đoạn tuyến của đường Vành đai 1 TP HCM, có vị trí từ ngã tư Linh Xuân, phường Linh Trung đến ngã tư Bình Triệu (Quốc lộ 13) phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, chiều dài khoảng 8,2 km. Đây là tuyến đường nội đô rộng 30 - 65 m (6 - 12 làn xe), kết nối các khu công nghiệp, sân bay và cảng biển quan trọng của TP HCM.



Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2013, đại lộ Phạm Văn Đồng đã thúc đẩy thị trường bất động sản khu Đông Bắc Sài Gòn, với hàng loạt dự án xuất hiện như Opal Riverside, Opal Garden, Him Lam Phú Đông, Phú Đông Premier, Flora Novia, 4S Linh Đông,...
Xa lộ Hà Nội


Dự án Xa lộ Hà Nội có tổng chiều dài 15,7 km, điểm đầu nối với cầu Sài Gòn, điểm cuối tại nút giao Tân Vạn, tổng mức đầu tư hơn 2.286 tỷ đồng.


Đoạn tuyến Xa lộ Hà Nội qua TP Thủ Đức có quy mô 16 làn xe, gồm 10 làn chính và 6 làn song hành, kéo dài từ cầu Sài Gòn đến Ngã ba Trạm 2, trước khi nhập vào Quốc lộ 1A.




Không chỉ đóng vai trò là cửa ngõ huyết mạch của TP HCM, năm 2012, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội được khởi công, hai bên tuyến đường này xuất hiện nhiều dự án lớn nhỏ của Keppel Land, Masterise, Thuduc House, Him Lam..., đặc biệt tại khu vực quận 2 trước đây.
Đường Mai Chí Thọ - Đại lộ Đông Tây


Đường Mai Chí Thọ đoạn qua TP Thủ Đức có chiều dài hơn 6 km, kéo dài từ hầm Thủ Thiêm, đi qua khu đô thị Thủ Thiêm và kết thúc tại nút giao Ngã 3 Cát Lái. Đường Mai Chí Thọ cùng với Đường Võ Văn Kiệt là hai cung đường kiến tạo nên Đại lộ Đông Tây của TP HCM.


Đường Mai Chí Thọ giao cắt với nhiều con đường lớn như Đồng Văn Cống, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nguyễn Cơ Thạch,... Đường có mặt cắt ngang 140 m với 14 làn xe.


Khu vực hai bên đường Mai Chí Thọ cũng hội tụ nhiều dự án quy mô lớn như Empire City, khu đô thị Sala, New City, The Sun Avenue,...
Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây


Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây là đường cao tốc nối TP HCM với Đồng Nai, có điểm đầu tại nút giao An Phú, TP Thủ Đức và điểm cuối tại nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.


Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được khởi công xây dựng vào ngày 3/10/2009, đi vào hoạt động từ năm 2015 với quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài 55,7 km.


Chủ đầu tư dự án là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng mức giai đoạn 1 là 997,67 triệu USD (khoảng 20.600 tỷ đồng).


Mới đây, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã được Bộ Giao thông Vận tải giao nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây để giải quyết tình trạng ùn tắc. Theo đó, đoạn tuyến 24 km từ cầu Bà Dạt (TP Thủ Đức) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Long Thành, Đồng Nai) sẽ thực hiện mở rộng mặt đường từ 4 lên 8 làn xe. Tổng kinh phí dự kiến gần 10.000 tỷ đồng.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Nền kinh tế Việt Nam tháng 2/2021 như thế nào?

 

Trong tháng 2, nền kinh tế có sự phục hồi với điểm sáng từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, chỉ số tiêu dùng tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.



Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2 của Tổng cục Thống kê (GSO), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,58% so với tháng 12/2020 và tăng 0,70% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 0,14% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kết thúc chương trình hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 2 tăng. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Hai chỉ tăng 0,7%, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay.

Do kỳ nghỉ Tết nguyên đán và ảnh hưởng của dịch bệnh nên hoạt động thương mại trong nước, vận tải và du lịch giảm so với tháng trước. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt mức tăng cao.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 95,81 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2%; nhập khẩu đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 2/2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Chăn nuôi phát triển tốt, cung ứng đủ sản phẩm chăn nuôi trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản được kiểm soát, đàn lợn tiếp tục đà hồi phục.

Công tác trồng rừng vụ xuân và "Tết trồng cây" đầu xuân diễn ra ở nhiều địa phương. Sản xuất thủy sản phát triển ổn định, giá tôm đang ở mức cao do nhu cầu của ngành chế biến; khai thác biển được khởi động lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Sản xuất công nghiệp tháng 2/2021 ước tính giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước do số ngày làm việc của tháng 2 năm nay ít hơn 8 ngày và ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại một số địa phương.

Tuy nhiên sản xuất công nghiệp tháng 1/2021 tăng khá so với tháng 1/2020 (22,5%) nên tính chung 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Thứ trưởng Bộ Y tế: Biến thể COVID-19 mới có tốc độ lây lan tăng 70% so với chủng cũ



Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết đợt dịch lần này xảy ra nhanh, mức độ lây lan với tần suất vòng quay lớn hơn so với các đợt trước do biến thể mới của SAR-Cov-2.

Sáng 29/1, VOV dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội Đảng lần thứ XIII cho biết đợt dịch này do vi khuẩn mới của biến thể từ Anh, mặc dù độc tính không cao hơn nhưng độ lây lan được cho là tăng hơn 70%.

Thứ trưởng nhận định chắc chắn phải làm xét nghiệm trên diện rộng, nhanh, quyết liệt cho khu vực Hải Dương, Quảng Ninh. Với những tỉnh thành có công dân về từ TP Chí Linh của Hải Dương hay sân bay Vân Đồn của Quảng Ninh đều phải yêu cầu xét nghiệm.

Theo Thứ trưởng, hiện tại không nhất thiết phải xác định F0 mà quan trọng là phải phủ quét trên diện rộng. Ông cho rằng so với các đợt dịch trước, lần này khó khăn hơn rất nhiều nhưng chúng ta lại chủ động hơn do có nhiều kinh nghiệm từ những đợt dịch phức tạp như tại Đà Nẵng.

Ông cũng thông tin rằng hơn 2.000 công nhân ở 1 nhà máy ở Chí Linh đã được cách ly toàn bộ, lấy mẫu và đến giờ đa số là âm tính lần một. Các nhà máy trong khu công nghiệp và các khu vực lân cận cũng tiếp tục được rà soát và sẽ tiến hành phong toả những khu vực cần thiết theo đánh giá và quyết định của UBND tỉnh.

Trước đó, theo thông tin từ cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, liên quan đến tình hình dịch của Hải Dương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay có thể con số bệnh nhân COVID-19 không dừng ở con số 100 - 200 mà có thể lên cao hơn. 

Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng nhận định dịch xảy ra nhanh, mức độ lây lan với tần suất vòng quay lớn hơn so với các đợt trước. Lần đầu tiên trong một ngày Việt Nam phát hiện thêm 82 ca mắc mới, trước đó tại ổ dịch Đà Nẵng cao điểm nhất một ngày phát hiện 45 ca.